Nghệ thuật thương thuyết: Biết người, biết ta và câu chuyện của thằng Bờm

Tôi đã từng dẫn đoàn đi thương thuyết, cũng như đã được dự những cuộc thương thuyết hào hứng hồi còn là kỹ sư trẻ tuổi.

40 năm làm việc rong ruổi khắp năm châu, tôi đúc kết cho mình một bài học: những cuộc thương thuyết thành công mỹ mãn là khi đôi bên có những nhà lãnh đạo sắc sảo áp dụng những chiến thuật đơn giản, ngồi vào bàn đàm phán với lòng chân thật nhất và biết rõ “phe mình” muốn gì, “phe trước mặt” muốn gì. Cả hai bên đều hiểu được lý do tại sao cùng ngồi lại với nhau, dù “đi guốc trong bụng nhau” vẫn giúp nhau đạt đến mục đích tối hậu. Tất nhiên, tôi không phủ nhận trên thương trường đã có những cuộc đàm phán thành công nhờ mánh khóe, chiến thuật lắt léo, nghĩ một đằng nói một nẻo…
Photobucket
Nhưng kinh nghiệm cho thấy những cuộc đàm phán trong tinh thần dối trá nhau thường kéo dài vô ích, và hai bên khó đi đường dài cùng nhau.

Trước khi bàn tiếp về nghệ thuật thương thuyết, hãy đọc lại mấy câu thơ rất quen thuộc: “Thằng Bờm có cái quạt mo. Phú ông xin đổi ba bò chín trâu. Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu. Phú ông xin đổi một xâu cá mè. Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè. Phú ông xin đổi một bè gỗ lim. Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim. Phú ông xin đổi con chim đồi mồi. Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi. Phú ông xin đổi nắm xôi. Bờm cười”. Chỉ vỏn vẹn 10 câu thơ, nhưng lại có nhiều điều làm cho ta ngẫm nghĩ. Câu đầu tiên đã đặt vấn đề một cách tuyệt vời! Thằng Bờm có cái quạt mo, nó có vật để thương thuyết! Bạn cho là quá đơn giản ư? Không đâu.

Thằng Bờm tượng trưng cho một phe, và biết mình có gì. Suốt cuộc đời đi đàm phán, đã nhiều lần tôi chứng kiến cảnh phe bên kia ngồi vào bàn đàm phán nhưng không biết đích xác họ cần bàn về cái gì! Đôi khi tôi ngồi trước mặt một đoàn gồm năm, sáu bộ ngành, mỗi bộ có một vật thương thuyết khác nhau trong ý nghĩ của họ, mỗi bộ muốn một giá khác nhau, một công nghệ khác nhau, một thời biểu giao hàng riêng biệt. Vậy thử hỏi người bán hàng trước mặt làm sao đàm phán: bán cái gì, bán cho ai? Rồi khi đàm phán tạm gọi là xong, đến khi trả tiền phải gọi đến bộ tài chính, lúc đó mới ngã ngửa ra là không có tiền, hoặc phải tài trợ kiểu này kiểu nọ mới được! Trong câu thơ đầu tiên, “quạt” tượng trưng cho vật sẽ trao đổi, rất rõ ràng. “Mo” tượng trưng cho công nghệ đích xác sẽ được mua! Đến câu: “Phú ông xin đổi…” lại còn tuyệt vời hơn! Các bạn chắc không mường tượng được quyền thế của một phú ông ngày xưa. Vậy mà ông ấy không đòi, không muốn, không bắt, không trịch thượng hoặc dùng quyền thế, mà lại xin đổi. Phải coi đây là một cử chỉ có tính cách nể nang. Khi bạn thương thuyết với ai, bạn nhớ phải kính trọng đối phương, bằng không sẽ thất bại. Ôi bài học quý giá! Tôi nhớ cứ mỗi lần thương thuyết tại những quốc gia có nền văn hóa không cao, những người ngồi trước mặt thường cho tôi cảm tưởng họ chỉ muốn dùng quyền thế, súng ống, hoặc sự hối lộ bừa bãi để sớm đạt kết quả. Phú ông tinh vi lắm, muốn đánh đổi. Việc đổi là nguyên tắc căn bản của một cuộc thương thuyết: không bên nào có thể cướp của bên nào cả, vì không có bên nào dại bạn ạ.

Thằng Bờm cũng như tất cả mọi người, không dại đâu! Vậy nếu không lấn áp, thì làm cách nào để đi tới kết quả?
Phú ông rất sắc sảo khi bắt đầu rà soát, tiếng Anh gọi là “scan”. Ông hỏi Bờm có thích trâu bò là súc vật đồng áng, cá mè là lương thực, gỗ lim là vật tượng trưng cho xây cất, chim đồi mồi tượng trưng cho một tác phẩm nghệ thuật. Nhưng Bờm cũng chẳng kém! Khi nghe thấy “3 bò 9 trâu”, Bờm không phản ứng, cũng chẳng đòi 6 bò 12 trâu! Bờm hiểu đó là một cuộc rà soát về thực thể của vật đánh đổi! Sự sắc sảo đến không ngờ! Rồi đến khi nghe thấy xôi, Bờm trúng ý, Bờm cười! Một cuộc thương thuyết phải kết thúc trong sự vui vẻ, đôi bên đều thấy có lợi, tiếng anh gọi là “win – win”. Hơn thế nữa, bất thình lình đang nói chuyện số lượng 3 bò 9 trâu, một xâu cá mè, một bè gỗ lim… nhưng rồi chỉ cần một nắm xôi…

Thằng Bờm dạy cho ta bài học đừng đòi hỏi quá nhiều, nên tìm số lượng tương đương, nếu có lãi thì cũng nên nhẹ tay thôi. Chúng ta phải nhìn nhận trong cả cuộc thương thuyết, nắm xôi và cái quạt mo là hai vật tương đương giá trị… Giữ lòng người, không ác tâm mới là thượng sách. Cũng vì vậy mà có sự tươi cười nhẹ nhàng, đôi khi chất phác để đi tới kết quả. Chắc chắn Bờm và phú ông đã trở thành hai người bạn, dù có sự chênh lệch xã hội giữa hai người. Người ta mường tượng được rằng phú ông sẽ nói: “Bờm ơi, nếu còn cái quạt mo nào nữa thì lại gọi cho ông nhé!”. Còn Bờm thì trả lời: “Còn xôi thì còn quạt mo, còn Bờm cười, phú ông ạ!”. Tạm gọi thế là tri kỷ!

Trong suốt cuộc đời thương thuyết, tôi đã có nhiều kỷ niệm tốt với đối thủ và chúng tôi trở thành bạn tri kỷ, trong đó có những người bạn Thái Lan, Indonesia, Hà Lan, Chile… Ngược lại, tôi cũng xin thú nhận đã ôm ấp trong lòng những mối sầu thương thuyết, còn rỉ máu, trong đó có một nước không xa chúng ta quá. Đơn giản vậy đó, thương thuyết phải chất phác như những gì ta vừa bàn luận, bình dị như dân gian, khôn ngoan như “dại khôn” chứ không nhất thiết phải “khôn dại”, trường hợp mà chúng ta gặp rất nhiều chung quanh chúng ta.

( TBKTSG)

Để có cuộc đàm phán kinh doanh hoàn hảo!

Tác giả: Nguyễn Tuyết Mai

Để có những cơ hội kinh doanh, bạn cần phải đàm phán, thương lượng với các đối tác. Các cuộc đàm phán này là rất quan trọng bởi nó quyết định khả năng hợp tác làm ăn của bạn với đối tác trong tương lai. Những nhà doanh nghiệp trẻ thường gặp khó khăn khi đàm phán kinh doanh, đặc biệt là buổi gặp gỡ đầu tiên với khách hàng. Dưới đây là 9 bước giúp bạn có thể đàm phán thành công với khách hàng:

1/ Thu thập thông tin cơ bản về khách hàng:

Trước buổi gặp gỡ, bạn nên thu thập thông tin về đối tác. Việc thu thập thông tin có thể qua tờ rơi, catalogue, gọi điện thoại, v.v… để biết được họ là ai và họ muốn gì. Sau đó, bạn lập một danh mục những biện pháp, đề nghị để chứng minh sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tác.

2/ Đặt mục tiêu có tính khả thi:

Bạn cần đưa ra những mục tiêu cụ thể của từng bước đàm phán, làm sao để đối tác tiến dần đến quyết định mua hàng hoặc dịch vụ của bạn. Ví dụ đối với dịch vụ tư vấn thì mục tiêu đầu tiên là hẹn được gặp để trình bày đề xuất thực hiện dịch vụ của bạn. Nếu là máy móc trang thiết bị thì mục tiêu là cơ hội được trình diễn, giới thiệu những tính năng, lợi ích của sản phẩm.

3/ Chuẩn bị tốt những tài liệu cần thiết:

Bận cần tập hợp đầy đủ những tài liệu giới thiệu về công ty và sản phẩm của mình như danh thiếp, tờ gấp, catalogue, đề xuất thực hiện, báo giá… và những công cụ trình bày như máy tính, đèn chiếu…

Hãy kiểm tra kỹ lưỡng những tài liệu này trước khi giới thiệu với khách hàng, chẳng hạn như nó đã được viết tốt chưa, màu sắc, cách thức trình bày có ấn tượng, dễ hiểu và mang tính chuyên nghiệp không? Nên nhớ là sau cuộc gặp gỡ, chúng sẽ được khách hàng dùng để phân tích, so sánh với các đối thủ cạnh tranh của bạn.

4/ Tập dượt cách trình bày:

Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu bạn chưa thể trình bày những tài liệu này trước đông người một cách suôn sẻ. Do đó, bạn hãy cố gắng tập dượt nhiều lần cho đến khi thành thục cả về tư thế, giọng nói, sử dụng các tài liệu thuyết minh và các thiết bị hỗ trợ. Bạn nên tập dượt trước một vài người đồng nghiệp để họ góp ý, thậm chí đưa ra những câu hỏi chất vấn có thể xảy ra trong thực tế.

5/ Xây dựng mối thiện cảm qua cách quan sát kinh tế:

Hãy hình dung bạn đang ở trong văn phòng của khách hàng. Bạn nhìn thấy cây vợt tennis dựng cạnh bàn làm việc, một bức tranh cổ được treo trên tường. Với những quan sát như vậy, bạn đã có hai cơ hội để xây dựng mối thiện cảm một cách rất tự nhiên với đối tác. Bạn hãy khéo léo nói chuyện những cảm xúc của bạn khi bạn chiêm ngưỡng những bức tranh cổ, một vài cảm nhận hứng thú về môn tennis. Những câu chuyện này sẽ phá vỡ sự lạnh lùng và tạo ra mối quan hệ thân thiện dựa trên sự hiểu biết và tin cậy.

6/ Quan sát khi đàm phán:

Bạn cần quan sát kỹ lưỡng và cảm nhận tinh tế những cử chỉ và hành động của đối tác để có những phản ứng thích hợp.

7/ Đặt những câu hỏi và lắng nghe:

Bạn cần cân nhắc khi đưa ra những câu hỏi. Đừng bao giờ hỏi những câu như: “Anh có phải là người ra quyết định cuối cùng về vấn đề này không?” Các câu hỏi cần tinh tế và có ý nghĩa. Bạn cần chú ý lắng nghe và ghi chép cẩn thận các câu trả lời. Nên nhớ, lắng nghe là một cách đối thoại tốt nhất.

8/ Đưa ra những dẫn chứng tình huống:

Nên chuẩn bị khoảng 10 đến 12 dẫn chứng tình huống để định vị sản phẩm và dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Lưu ý: tránh việc chỉ trích, chê bai trực tiếp đối thủ cạnh tranh. Thay vào đó, đưa ra bình luận nhận xét của khách hàng về những lợi ích và sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn.

9/ Đưa ra những giải pháp hiệu quả:

Nhiệm vụ của bạn là phải làm cho khách hàng tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng như những gì bạn đã cam kết. Kết thúc cuộc giao dịch, bạn nên tóm tắt lại những yêu cầu và giải pháp thực hiện, sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi nào của đối tác để làm vững thêm quyết định.

Học lắng nghe để đàm phán thành công

Thật không may, có rất ít nhà đàm phán biết cách lắng nghe, do đó mất nhiều cơ hội biết được biết được yêu cầu và mục đích của đối tác.

Các số liệu cho thấy, những người không biết cách lắng nghe chỉ có thể hiểu được 50% nội dung cuộc nói chuyện. Sau 48 tiếng, tỷ lệ này sẽ giảm xuống thậm chí chỉ còn 25%. Nghĩa là họ, không thể nhớ lại những gì đã nói trong cuộc đàm thoại một cách chính xác và đầy đủ.

Nhiều khó khăn trong khi đàm phán nảy sinh là do kỹ năng lắng nghe kém. Để là một người biết cách lắng nghe, bạn phải có mục tiêu. Không chỉ hiểu lời nói mà còn phải hiểu được ý nghĩa bao hàm bên trong lời nói đó. Với bất cứ điều gì đối tác nói với bạn, bạn đều nghĩ mình sẽ phản ứng như thế nào không? Anh ta có thành thật không?

Người đàm phán giỏi là người lắng nghe giỏi. Tại sao mối tương quan này lại tồn tại? Bởi người đàm phán giỏi luôn luôn quan kỹ năng giao tiếp cả bằng lời và cử chỉ của đối tác. Họ nghe và nhớ cách lựa chọn từ và cấu trúc câu chuẩn xác của người khác. Họ nhận thấy rằng khi chú ý lắng nghe những gi đối tác nói, họ có thể học tập được một điều mới mẻ.

Các chuyên gia trong lắng nghe cho biết chúng ta thường phạm ít nhất một lỗi trong quá trình nghe hàng ngày. Đối với các nhà đàm phán, những lỗi này phải trả đã chứng minh rằng những người đàm phán thành công nhất là người có thể nắm được mục đích của đối tác hơn so với người khác.

Lắng nghe có hiệu quả giúp phát hiện được mục đích, yêu cầu của đối tác, và những thông tin này sẽ mang đến kết quả đàm phán thành công nhất.

Ba vấn đề khi lắng nghe

– Thứ nhất, nhiều người tin rằng đàm phán là quá trình thuyết phục, mà thuyết phục có nghĩa là nói. Họ nghĩ nói là ở thế chủ động còn lắng nghe là thế bị động. Họ đã quên rằng việc thuyết phục khó khăn khi không nắm được động cơ của người bạn đang thuyết phục.

– Thứ hai, những người lắng nghe kém thường chỉ chú ý những gì họ nói hơn là những lời của người đối diện, và lúc họ lắng nghe là lúc họ chuẩn bị cho lời nói tiếp theo. Do đó, họ không thể có được những thông tin cần thiết.

– Thứ ba, người ta thường để cảm xúc lấp đi những gì cần nghe, cần thấy. Từ chỉ là đơn vị nhỏ trong câu nói. Giọng điệu và hành vi cử chỉ cũng đóng một vai trò quyết định. Khi người đàn ông thốt ra câu “Anh yêu em”, thì người phụ nữ thông minh phải kết câu nói này với ngữ điệu và hành vi cử chỉ của anh ta trước khi quyết định có nên tin hay không.

Những người nghe và quan sát tốt biết cách không để cảm xúc che mắt vì thế có thể đánh giá được cảm nghĩ thực sự của đối tác.

Theo Unicom

Thủ thuật báo giá trong đàm phán thương mại (2)

Đưa ra giá trước hay sau là vấn đề thuộc vào phương diện tính toán mưu lược. Hơn thế, còn có một số phương thức báo giá khá độc đáo khác, gọi là “báo giá không phải là báo giá”, và cũng sẽ có “báo giá thêm báo giá”.

Đôi khi, bạn sẽ rơi vào trong trường hợp: nếu bạn báo giá cao sẽ mất mối làm ăn, do vậy liền phân giá cả báo ra làm nhiều lần, mỗi một lần báo cộng thêm một ít, khiến cho sau nhiều lần đưa ra báo giá, cái giá cuối cùng cộng gộp lại cũng sẽ là giá cao như bạn dự định báo một lần lúc đầu.

Ví dụ: có một cửa hàng buôn bán đồ dùng văn phòng chào một bộ gồm bút, mực, giấy, nghiên đến một hoạ sĩ. Nếu như anh ta chỉ báo giá cả bộ cùng một lần với giá cao, người hoạ sĩ nọ sẽ không mua hàng của anh ta.

Nhưng đồ dùng văn phòng có thể phân ra nhiều lần để báo giá, anh ta có thể báo giá của bút trước, giá bút anh ta đưa ra rất rẻ, sau khi đã ký xong việc mua bút rồi anh ta lại tiếp tục bàn đến giá cả của mực, giá anh ta đưa ra cũng không hề cao; đợi cho bút và mực đều đã bán được rồi, khi đó anh ta mới chào giá của giấy, rồi bàn đến nghiên, hai đồ này anh ta đều nâng giá lên cao. Trong khi đó, người hoạ sĩ nọ đã quen mua anh ta bút và mực, tất nhiên sẽ nghĩ đến việc “đủ bộ thành rồng”, không bỏ qua việc mua giấy và nghiên. Còn anh bán hàng sẽ rất khó có thể giảm giá bán đi cho người hoạ sĩ nọ.

Áp dụng phương pháp “báo giá thêm báo giá”, cái để bên bán hàng dựa vào thường là các sản phẩm anh ta đem ra chào báo thường có tính hệ thống, là một nhóm hoặc một bộ. Khi đó khách hàng đã mua một thứ trong đó, thì sẽ muốn mua đến cái thứ hai, thứ ba.

Đối với trường hợp này, nếu bạn là người mua, trước khi tham gia đàm phán nên suy nghĩ kỹ đến đặc điểm hệ thống hóa của sản phẩm, nếu trong quá trình đàm phán nếu như bạn phát hiện ra một cách kịp thời bên bán đang sử dụng thủ thuật “báo giá thêm báo giá”, thì phải ngay lập tức loại bỏ ngay “thủ đoạn ngầm” này.

Một nhân viên bán hàng ưu tú, khi gặp được một khách hàng rất ít khi hỏi trực tiếp rằng: “Giá cả anh định đưa ra là bao nhiêu?”, ngược lại, anh ta lại nói với bạn theo một cách khác: “Tôi biết ngài là một người rất biết cách làm việc, kinh nghiệm phong phú, ngài sẽ không bao giờ đưa ra cái giá ở mức 20 đô, nhưng ngài cũng không thể mua với cái giá chỉ có 15 đô”.

Những câu nói kiểu đó tưởng chừng như anh ta chỉ thuận miệng nói ra cho bạn nghe, trên thực tế anh ta đang báo giá, mặt ẩn bên kia của ngôn từ đã giới hạn mức giá chỉ trong phạm vi từ 15 đến 20 đô. Kiểu báo giá như thế, cùng một lúc đưa ra những hai loại giá, một là mức thấp nhất, hai là mức cao nhất đúng theo ý “nắm hai đầu, ý kẹp giữa”, từ đó truyền đạt cho ban một tin tức như sau: tôi chấp nhận việc anh trả giá, nhưng chỉ hạn chế được trong một phạm vi cụ thể nào đó thôi. Ví dụ trên đây, vô hình chung sẽ hạn chế khoảng giá cả đem ra thảo luận chỉ được giới hạn trong khoảng từ 15 đến 20 đô mà thôi.

Ngoài ra, hai bên khi đàm phán, có khi theo những dự định riêng của mỗi bên, nên không bên nào đưa ra giá cả trước, khi đó, lại cần dùng đến một phương pháp khác gọi là “phương pháp khích tướng” khiến cho đối tác phải đưa ra giá trước. Cách để khích tướng có rất nhiều cách khác nhau, ở đây chỉ đưa ra một tuyệt chiêu: cố ý nói sai một câu gì đó, từ đó thăm dò thông tin từ phía bên đối tác.

Ví dụ, hai bên vòng qua vòng lại đều không ai muốn đưa ra giá cụ thể, khi đó, ban đột nhiên lỡ miệng nói ra một câu: “Tôi biết, ông nhất định muốn trả 30 đô”. Lúc đó đối tác tham gia đàm phán nhất định sẽ tranh luận: “Anh dựa vào điều gì mà bảo rằng tôi sẽ đưa ra mức giá đó? Tôi chỉ định trả 20 đô thôi”.

Khi anh ta nói như vậy để phản bác lại bạn có nghĩa là anh ta đã báo giá trước, bạn lúc đó có thể dễ dàng dựa trên cơ sở giá đã đưa ra đó để tiếp tục bàn luận về giá cả.

Từ những điều đề cập đến ở trên có thể thấy rằng: báo giá trong đàm phán thương mại cùng với việc định giá của sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn. Báo giá trong đàm phán chính là một kiểu biến tướng của việc định giá sản phẩm mua bán, do vậy, các phương pháp báo giá áp dụng trong quá trình đàm phán có thể coi như là những phương pháp và chiến lược áp dụng khi định giá sản phẩm mua bán.

Thủ thuật báo giá trong đàm phán thương mại (1)

Có 4 nội dung thường được đề cập đến trong một cuộc đàm phán, đó là giá cả, thời gian giao hàng, cách thức thanh toán cho đến các điều khoản bảo đảm.
Trong đó báo giá là một mắt xích quan trọng không thể thiếu của buổi đàm phán. Vậy rốt cuộc bên nào nên đưa ra báo giá trước? Nên báo giá trước hay sau thì hợp lý? Còn cách báo giá nào khác nữa không?

Theo thông lệ thường, người đứng ra mở cuộc đàm phán sẽ là người đưa ra giá trước.

Nếu giữa chủ đầu tư và đơn vị mời thầu nên báo giá cho chủ đầu tư trước, nếu như giữa bên bán và bên mua thì bên bán sẽ là bên báo giá trước.

Nếu như bạn giành được quyền ra giá trước tiên thì sẽ nắm được thế chủ động, khống chế được đối tác, từ đó đưa cuộc đàm phán giới hạn trong một khung nhất định, trên cơ sở đó đạt đến sự thống nhất chung giữa hai bên.

Một số ông chủ buôn bán quần áo tại khu vực miền nam Trung Quốc rất hay áp dụng phương pháp báo giá trước, hơn thế giá mà họ đưa ra thường cao hơn gấp đôi hoặc gấp nhiều lần so với giá thực tế mà khách hàng phải chi trả.

Một chiếc áo sơ mi nếu có thể bán với cái giá 60 tệ, các ông chủ đó sẽ cảm thấy rất hài lòng với mức giá đó rồi, nhưng họ sẽ báo cho bạn giá lên tới 160 tệ. Họ đã rất thông minh khi tính đến việc sẽ có nhiều khách hàng, cho dù có trả giá thấp, cũng không dám trả giá giảm xuống tận 60 tệ. Chính vì vậy, một ngày ông chủ kiếm được một khoản tiền kha khá.

Đương nhiên, bên báo báo giá trước cũng cần có một “độ” nhất định, không thể gọi giá lên trời, khiến đối tác quay mặt không cần tham gia đàm phán. Báo giá trước sẽ có điểm có lợi của nó, nhưng cũng sẽ dẫn đến việc lộ ra một số thông tin tình báo, khiến cho đối tác sau khi biết được giá cả, có thể so sánh ngầm giá cả mình đã dự tính từ trước với giá cả mà bạn đưa ra, sau đó tiến hành việc điều chỉnh.

Nếu như họ cảm thấy hợp lý thì việc mua bán sẽ diễn ra thành công, nếu như họ cảm thấy không thích hợp thì họ sẽ nhanh chóng áp dụng rất nhiều thủ đoạn để nhằm giảm bớt giá thành sản phẩm xuống.

Nhà phát minh nổi tiếng của Mỹ là Thomas Edison khi đang còn là thợ sửa điện cho một công ty đã phát minh ra một thứ đem lại lợi nhuận cho công ty đó. Giám đốc công ty có ý muốn mua lại độc quyền sử dụng phát minh của ông, nên đã hỏi ý xem ông sẽ bán lại nó với giá bao nhiêu tiền. Khi đó, Edison nghĩ rằng chỉ cần bán phát minh đó với giá 5000 đô cũng đã là một món hời rồi, nhưng ông không hề nói ra điều đó.

Ông khiêm nhường nói với ông chủ nọ: “Ngài chắc hẳn nắm rất rõ việc mua được độc quyền sử dụng phát minh này sẽ có giá trị như thế nào đối với công ty, chính vì vậy, giá cả tôi muốn nhường cho ngài đưa ra trước!”. Ông giám đốc nọ đã đưa ra giá rằng: “Anh cảm thấy cái giá 400.000 đô như thế nào?”.

Còn như thế nào nữa, tất nhiên, cuộc đàm phán không có khâu trả giá đã đi đến hồi kết. Nhờ khoản tiền lớn không thể ngờ được từ cuộc mua bán trao đổi đó mà Edison có thêm tiền để đầu tư vào cho những phát minh sau này của ông.

Từ các ví dụ trên có thể thấy việc báo giá trước hay sau đều có mặt lợi và mặt có hại của nó. Chính vì thế khi tham gia đàm phán, việc quyết định “tiền âm đoạt nhân” hay lựa chọn “hậu phát trị nhân” lại cần đến sự xử lý một cách linh hoạt của người tham gia đàm phán.

Thông thường, nếu bạn chuẩn bị đầy đủ, biết mình biết đối tác, bạn nên tận dụng cơ hội đưa ra giá cả trước. Nếu bạn thấy đối tác là người rất biết cách làm việc, thì bạn nên chịu nhịn một chút, và đóng vai trò là người đưa ra giá cả sau. Từ giá cả bên đối tác cung cấp cho bạn mà rút ra các thông tin cần thiết, kịp thời điều chỉnh lại cách nghĩ ban đầu của bản thân.

Nếu đối tác tham gia đàm phán với bạn là một người có tác phong làm việc cởi mở thì cho dù bạn có thuộc típ người “làm việc kín đáo” hay kiểu “làm việc cởi mở” thì bạn đều nên tranh thủ cơ hội đưa ra giá cả trước, dùng hết khả năng chiếm thế thượng phong, áp đảo đối phương.

Hầu hết các ông chủ lão luyện trên thương trường đều hiểu rất rõ điều đó. Khi khách hàng của họ là một người phụ nữ thông minh, họ sẽ áp dụng phương thức đưa ra giá trước, và bản thân sẽ chuẩn bị tư tưởng khách hàng sẽ ép giá xuống thấp.

Nhưng khi khách hàng của họ chỉ là một chàng thanh niên tay chân vụng về, họ sẽ thay đổi ngay cách làm hỏi xem đối phương sẽ “ra giá bao nhiêu”, vì có thể vị khách hàng đó sẽ đưa ra một cái giá còn tốt hơn giá mà bản thân họ sẽ đưa ra.

Khả năng phòng bị của người đàm phán

Trong quá trình đàm phán, cần có khả năng đoán ý qua lời nói và sắc mặt của đối phương cũng như hành vi, nhất cử nhất động, nắm bắt tâm lý của họ, để từ đó đưa ra những hình thức đàm phán tốt nhất, đồng thời áp dụng các sách lược ứng phó với đối tác đàm phán.
Việc đoán ý qua lời nói và sắc mặt chính là những phòng bị của người đàm phán.

Một thương gia người Mỹ gốc Hoa tên là Thi Lộ Hoa có khả năng đoán ý của người khác qua lời nói và sắc mặt, vì thế mà ông đã giành được rất nhiều thành công trong sự nghiệp kinh doanh. Một lần, trong một bữa tiệc, Thi Lộ Hoa đã gặp mặt thương gia buôn bán gỗ Richard tới từ Pennsylvania. Richard là người luôn có cảm giác tự ti, điều này khiến ông ta luôn nhìn người khác với ánh mắt nghi ngờ. Tuy nhiên vợ của Richard là một phụ nữ rất năng động, tháo vát, những kinh nghiệm giao tiếp xã hội cũng rất giỏi, vì thế đã giúp cho Richard giành được không ít thành công trong kinh doanh, và tài sản của họ tích luỹ được ngày càng nhiều. Bạn của Richard luôn chúc mừng anh khi cưới được một người vợ tuyệt vời. Nhưng nghe những lời khen này, Richard lại cảm thấy không vui lắm.

Trong khi Thi Lộ Hoa muốn cùng Richard kí kết hợp đồng hợp tác đại lý dài hạn, thì số hàng gỗ của Richard được vận chuyển tới Pennsylvania, đúng lúc này thì mọi người đang khen tài kinh doanh của vợ Richard. Thi Lộ Hoa ngẫm nghĩ một lúc rồi cười nói với Richard: “ Ông Richard, ông đến thật đúng lúc, chúng tôi đang nói chuyện về ông đây! ” Richard dưới ánh nhìn nghi ngờ, nghe Thi Lộ Hoa nói: “ Chúng tôi đang tranh luận một vấn đề. Có người nói, tất cả sự nghiệp kinh doanh của ông đều do vợ ông làm được mà có, nếu tự bản thân ông thì ông không làm được! ” Nói tới đây, Thi Lộ Hoa cố ý ngừng lại để xem phản ứng của Richard như thế nào. Sau đó lại tiếp tục nói: “ Tôi thì tôi không đồng tình với cách nói này, tôi nghĩ rằng ông Richard là một thương gia năng động, chuyện gì cũng có thể làm được, tuy nhiên vì tôn trọng quyền phụ nữ nên một số việc nhẹ nhàng để vợ gánh vác, còn mình sẽ giải quyết những việc to lớn hơn, ông thấy tôi nói vậy có đúng không? ” . “ …., ông nói rất đúng ”. Bất chợt, Richard cười. Ông kéo Thi Lộ Hoa lại gần, và xem Thi Lộ Hoa như một người bạn tốt. Ngày thứ hai, họ đã cùng nhau thống nhất kí kết một hợp đồng hợp tác kinh doanh gỗ dài hạn.

Trong cuộc đàm phán, để có cách nhìn nhận nhạy bén đoán ý người khác qua cử chỉ và lời nói thì cần nắm rõ những ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể sau đây:

1, Trong vòng một giây mà chớp mắt liên tục thì đây là biểu hiện tinh thần thoải mái, có hứng thú với mọi sự vật, sự việc, có khi lại được hiểu là cảm giác khó chịu, sợ sệt, không dám nhìn thẳng đối phương; mở to mắt nhìn biểu thị sự thích thú.

2, Mắt nhấp nháy liên tục, đây là cử động bình thường, thường được hiểu như che giấu một hành động nào đó hay tính cách không thành thật.

3, Con ngươi mắt biến đổi chứng tỏ rất có ý chí để khống chế mọi việc. Khi con người ở vào trạng thái khẳng định, vui mừng, thích thú thì con ngươi mắt mở to, ánh mắt có thần; khi ở trong trạng thái phủ định, đau khổ, căm ghét thì con ngươi mắt nhỏ lại, ánh mắt không được sáng. Thời cổ ngày xưa, thương gia Chu Ngọc rất quan tâm tới vấn đề này, ông có thể nhìn vào con ngươi mắt của khách mà biết được rằng đối phương có thích hàng hoá hay không, để từ đó định mức giá cả cao thấp. Vì vậy mà có một số người thường đeo một chiếc kính đổi màu để che đi những khuyết điểm của mình.

4, Khoanh hai tay trước ngực, hai chân vắt chéo, biểu thị không muốn nói chuyện với người khác; hơi ngẩng đầu, tay đặt trên ghế hay trên bàn, hai chân để ra trước, hai mắt nhìn đối phương điều này biểu thị cảm giác thích thú được trò chuyện.

5, Lưng thẳng, đằng trước và sau luôn ở trạng thái thẳng, điều này có nghĩa là cảm xúc của người này rất dồi dào, tự tin, năng lực mạnh mẽ. Ngược lại, hai vai trùng xuống, biểu hiện cảm xúc mệt mỏi, thất vọng, bị động, tiêu cực.

6, Khi hút thuốc, thổi khói lên trên là biểu hiện sự tích cực, tự tin, đầu ngẩng cao. Khi khói thuốc bay xuống dưới, đó là biểu hiện của thái độ tiêu cực, kém ý chí, có sự hoài nghi lo lắng.

7, Hút thuốc không ngừng là biểu hiện nội tâm mâu thuẫn, phức tạp hay nôn nóng bất an. Điều này chính là những biểu hiện không có ý chí hay tâm lí bất an.

8, Để thuốc cháy nhưng rất ít hút, là biểu hiện cảm xúc hay suy nghĩ căng thẳng.

9, Chưa hút hết thuốc đã vứt bỏ là biểu hiện muốn kết thúc cuộc nói chuyện hoặc hạ quyết tâm.

Khi phân tích và phán đoán ngôn ngữ cơ thể, nhất thiết phải xem xét vô cùng tỉ mỉ, do ý nghĩa biểu đạt ngôn ngữ cơ thể so với tính cách cũng như bối cảnh văn hoá của con người là không giống nhau, nên nhất thiết phải căn cứ vào một số người nào đó trong những trường hợp đặc biệt mới lĩnh hội được ý nghĩa sâu xa của nó. Trong đàm phán, đối phương có khi lợi dụng một vài động tác hay thái độ, hành vi nhằm mê hoặc bạn, nhưng nếu quan sát xâu chuỗi những hành động đó ngay từ đầu hay theo dõi những hành động trước sau của anh ta cùng những mặt liên quan đến nội dung lời nói, ngữ âm, ngữ khí và ngữ điệu từ đó có thể tìm ra những sơ hở, vạch ra chân tướng sự việc. Người đàm phán nắm bắt tốt những ý nghĩa của ngôn ngữ cơ thể, sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tìm ra chính xác ngọn ngành phán đoán.

Mặt khác trong việc tiến hành cuộc đàm phán cần chú ý tới việc ứng biến nhanh, tốt, điều này sẽ mang lại khả năng phòng bị cho người phán đoán. Trong quá trình đàm phán, đôi bên sẽ đưa ra những lời lẽ sắc bén để bảo đảm lợi ích cho mình, tiếp đó là những biến hoá thay đổi của hai bên đối tác, hình thức đàm phán nhờ đó mà trở nên phong phú, mở rộng hơn. Lúc này người đàm phán nên áp dụng những ứng biến linh hoạt, sử dụng những phương án khả thi và tính toán lại quyết sách của mình. Ngược lại, tư tưởng bảo thủ cùng với những lề thói cũ chỉ làm cho cuộc đàm phán thất bại và rơi vào bế tắc.

Thông thường, một cuộc đàm phán thành công luôn phải được tiến hành ba lần. Lần đầu, hai bên thám thính tình hình đối phương, ví dụ như thám thính những chính sách kinh doanh chủ yếu của công ty đối tác có thể hay không thể mang lại cơ hội hợp tác v.v. Lần thứ hai, đàm phán dựa trên cơ sở những tình hình đã nắm bắt được, sau đó đề ra mong muốn cùng hợp tác và yêu cầu hợp tác. Vì thế mà người đàm phán cần chủ động nắm bắt tình hình và tư liệu của đối tác ngay từ trước, đồng thời cần xác định được hiệu quả của cuộc đàm phán nằm ở chỗ nào.

Việc ứng biến linh hoạt nhằm mục đích khống chế được tình hình cục diện tốt hơn, để làm tốt điều đó thì người đàm phán phải hiểu rõ đặc điểm mấu chốt. Nắm chắc vấn đề trọng tâm trong cuộc đàm phán. Điều này không hoàn toàn để lộ bản thân bạn cũng như mục đích chính, vì thế gọi là sách lược “ nói thế này nhưng nghĩ thế kia ” hay “ dương đông kích tây ” “ mờ ám tránh sự thật ”, áp dụng biện pháp này để tránh việc đối phương nắm trúng tim đen khiến bạn mất đi quyền làm chủ của mình.

Ví dụ như, trong cuộc đàm phán giữa một công ty gang thép Hàng Châu và công ty gang thép của Mỹ, về phía công ty của Mỹ đã đưa ra yêu cầu giá cả quá cứng nhắc. Đại diện công ty Mỹ cho biết, nếu như công ty Trung Quốc không cung cấp thiết bị thì sẽ gặp thất bại trên thị trường; Về phía Trung Quốc, đại diện công ty cho rằng, nếu cuộc đàm phán giữa hai bên thất bại thì xảy ra tổn thất là điều đương nhiên, nhưng sau đó còn rất nhiều cơ hội. Về phí công ty Mỹ sau ba lần cân nhắc, đặc biệt quan tâm tới việc đàm phán giữa hai bên gặp thất bại, điều này rất có thể sẽ mất đi cả một thị trường Trung Quốc rộng lớn, vì thế mà không thể không nhượng bộ. Trong cuộc đàm phán này, Trung Quốc trên thực tế đã che giấu những yêu cầu cấp bách của mình, trên cơ sở nắm bắt tốt nhu cầu của đối phương mà giành được thành công.

Khống chế được cục diện là vấn đề chủ yếu nhất cần nắm bắt, không thể bỏ qua một tình tiết nhỏ nào, Khi đối phương công kích gây hấn hay có thái độ đối đầu gay gắt thì bạn nên cách ứng phó sắc xảo, vận dụng nhiều kĩ ảo đàm phán để nắm chắc và khống chế được cục diện.

Đàm phán thương vụ chính là sự giao chiến tương đối phức tạp về mặt ngôn ngữ giữa hai bên đàm phán Trong quá trình đàm phán tâm lí hai bên đã trải qua nhiều thử thách và cam go. Nếu như người đàm phán không có khả năng có được tâm lí vững vàng thì rất khó có thể giành được thành công trong cuộc đàm phán. Tố chất tâm lí tốt cũng là một trong những năng lực chuẩn bị tốt.

Trong đàm phán, để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình mà hai bên đàm phán đã nảy sinh mâu thuẫn xung đột, đối phương có thể nôn nóng hấp tấp hay có ý làm khó dễ thì rất có thể chuyển hướng thay vì đàm phán về việc thì chuyển sang người. Với những hành vi thô bạo hay có ý xấu nếu như chúng ta châm biếm lại thì rất dễ gây ra cãi vã, ảnh hưởng đến hoà khí, lại làm hỏng tiến trình đàm phán. Tốt nhất lúc này chúng ta nên kìm chế cảm xúc, giữ thái độ bình tĩnh, tránh xảy ra xung đột nghiêm trọng. Phương án tốt nhất là bình tĩnh lắng nghe ý kiến đối phương, biết nhìn nhận những lỗi sai của mình, sau đó đưa ra ý kiến tiến hành lại cuộc đàm phán, cũng như chuyển hướng đưa ra những ý kiến khác nhau với đối phương, hay sau khi bất đồng phát sinh thì biết dừng lại, sau khi điều chỉnh lại trạng thái tâm lí thì tiếp tục tiến hành thảo luận. Bình tĩnh xử lý tốt vấn đề đó cũng là biểu hiện một trạng thái tâm lí tốt, vững vàng.

Làm người luôn mang trong mình tố chất tâm lí bền vững, ý chí quật cường và một tinh thần thép. Là một người đàm phán cũng cần mang trong mình phẩm chất cũng như sự quyết tâm vững chắc. Giống như câu nói của Miroslav Klose thuộc công ty MSI ( McClellan Summation Index ): “ trên thế giới này không gì có thể thay thế được “ kiên định ”; “ tài năng ” cũng không thể thay thế, vì một người có tài nhưng cũng chưa đạt được thành công; “ thiên tài ” cũng không thể vì thiên tài ngày càng bị mai một; “ giáo dục ” cũng không thể, vì đa số là những đồ phế thải đã nhận được sự giáo dục; chỉ có “ sự kiên định ” và “ quyết tâm ” mới là vô cớ ”.

Ngoài ra, một người đàm phán khi phải ứng phó với nhiều cục diện khác nhau, đòi hỏi cần phải có sự quyết tâm. Trong thời gian đàm phán, nếu như trước đó bạn lo buồn thái quá hay có tâm lí áp lực nặng nề thì sẽ làm tâm trí rối bời, không tập trung được. Trong khi đàm phán, đối với mỗi người đàm phán mà nói thì trước tiên nên để đầu óc thư thái, tinh thần được tập trung cao độ, vì vậy mà trong lúc đàm phán không nên lo lắng quá nhiều, nên có tâm lí đàm phán “ thắng bại là chuyện thường tình ”, đồng thời kết quả đàm phán cũng không nhất định lúc nào cũng thất bại. Nếu như trong bạn luôn tồn tại tâm lí trở ngại, trong khi đàm phán luôn có cảm giác quá tự ti, khi nói không rành mạch, đầu xuôi đuôi lọt, thì có thể khẳng định bạn sẽ thất bại trước đối thủ. Đối với tình hình này, người đàm phán nên tiến hành rèn luyện trong thực tiễn, luôn giữ thái độ tình cảm lạc quan, tích cực tham gia các hoạt động xã hội tập thể, để giành được thành công trong khi đàm phán.

Đàm phán chính là quá trình hiệp thương giữa hai bên, yêu cầu người đàm phán phảI trang bị những năng lực đàm phán thông thạo, so với thực tế thì đó cũng là năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp yêu cầu người đàm phán phải có khả năng diễn đạt ngôn ngữ tốt. Đàm phán không giống như diễn thuyết, nên không yêu cầu mỗi người đàm phán có khả năng điều chỉnh ngôn ngữ thông thạo, nhưng phải biểu đạt rõ ràng các vấn đề và hướng ý. Nếu không, đối thoại không rành rọt sẽ cản trở quá trình đàm phán.

Cần thực hiện tốt việc lưu thông, cần biết tranh luận để hiểu hơn về đối phương. Bình tĩnh lắng nghe tình hình của đối phương, ví dụ như sở thích của đối phương hay những cách nhìn nhận của họ đối với sự vật sự việc. Cũng thông qua ngôn ngữ trò chuyện để tìm hiểu kĩ hơn. Đồng thời, cũng tạo điều kiện để đối phương hiểu bạn, tìm hiểu những suy nghĩ, hành động, hay cách nhìn nhận của bạn về sự vật, cũng như thái độ lập trường của bạn đối với cuộc đàm phán, điều này sẽ trợ giúp đối phương rất nhiều và cũng giúp cho cuộc đàm phán giành được thành công.

Cần tìm hiểu đối phương, áp dụng các phương pháp giao tiếp phù hợp, ví dụ như mời khách hay “ đối thủ ” dùng tiệc, đánh tennis hay chơi Bowling. Điều này sẽ giúp cho tư tưởng được thông suốt, giúp tinh thần đối phương không bị căng thẳng. Thông qua những phương pháp tìm hiểu đối phương để từ đó nắm chắc trong tay thế chủ động.

Trương Nhung(lanhdao.net)

Xé tan rào cản về giá trong đàm phán

Giá cả luôn là trở lại khó khăn và phổ biến nhất trong thời buổi nền kinh tế khó khăn. Hầu hết người bán hàng thất bại và buộc phải dừng bước khi đến bước đàm phán về giá với các đối tác khách hàng tiềm năng.
Từ những kỹ năng hun đúc trong suốt nhiều năm kinh nghiệm, Colleen Francis – người sáng lập và chủ tịch tập đoàn cung cấp giải pháp bán hàng chiến lược Engage đã giúp khách hàng đạt được những thành quả đáng kể, thành công bền vững với lợi nhuận không ngừng tăng cao. Những lời khuyên của bà đã giúp cho nhiều nhân viên khách hàng trên tòan thế giới vượt qua sự sợ hãi của những lời từ chối và chiến thắng trong các thương vụ làm ăn.

Colleen Francis đã đưa ra 2 bước quan trọng trong công thức đối phó với các trở ngại về giá.

– “Giá cả của công ty các ông quá cao.”

– “Tại sao giá mà các ngài đề xuất lại quá đắt như vậy?”

– “Tôi có một lời đề nghị khác, các ông chắc chắn sẽ phải làm điều đó tốt hơn rất nhiều”

Đó là những lời mà khách hàng thường sử dụng khi nói về mức giá do công ty bạn đưa ra. Cho dù thế nào đi chăng nữa, bạn cũng phải đối phó với các vấn đề này trong công việc bán hàng của mình. Nó là điều khó khăn nhất mà một người bán hàng chuyên nghiệp phải đối mặt hàng ngày:

1. Đếm từ 1 tới 3

Khi bạn gặp phải một câu hỏi hoặc sự từ chối thằng thừng từ phía khách hàng, điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là lấy một hơi thật sâu, nhìn thằng về phía khách hàng và nhẩm từ một tới ba.

Điều kỳ diệu là rất nhiều khách hàng sẽ tự trả lời cho lời từ chối của chính họ, hoặc ít nhất thì họ sẽ cho bạn nhiều thông tin hơn. Bạn không nên lo ngại về sự im lặng này và nên luyện tập để 3 giây dừng lại trở thành một công cụ hữu hiệu trong chiến lược bán hàng của bạn.

2 năm về trước, tôi đã mua một cặp kính mới. Người bán hàng đã cảm thấy hoang mang khi nói về giá cả và thậm chí là phải viết một mức giá dự tính lên một mảnh giấy và đưa cho tôi thay bằng việc phải nói rõ mức giá đó bằng lời.

Một cách đáng ngạc nhiên, con số người bán hàng đưa ra thực sự là vô cùng phải chăng đối với tôi. Tôi đã để quên ví ở nhà, và sau đó tôi đã phải mượn ví của chồng tôi. Người bán hàng xem sự im lặng của tôi như là một lời từ chối và gần như ngay lập tức, mức giá đó đã được giảm xuống 15%.

Một giao dịch nhỏ này là một ví dụ tiêu biểu cho sức mạnh của sự im lặng, và không để khoảng lặng này kéo dài, hầu hết mọi người luôn tìm cách để lấp đầy nó. Trong bán hàng, bạn có thể sử dụng sự im lặng để đối phó với bất kỳ một sự từ chối nào, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan tới chuyện giá cả.

Bất cứ khi nào khách hàng nói rằng giá cả mà bạn đang đưa ra là quá cao, bạn chỉ cần hít thở sâu và giữ im lặng. Bạn sẽ nhận thấy là 40% khách hàng tiềm năng của bạn sẽ lấp đầy khoảng lặng đó bằng những thông tin mà bạn có thể sử dụng cho những kế hoạch thuyết phục khách hàng tiếp theo.

2. Đặt câu hỏi

Bạn có thể đặt câu hỏi trước khi phải trả lời cho lời từ chối từ phía khách hàng. Bạn hãy cho họ một lời khen trước khi đặt câu hỏi. Ví dụ, bạn có thể nói rằng, “tôi đánh giá rất cao những gì ngài vừa chia sẻ”, hoặc “đó là một câu hỏi thú vị”, “tôi hiểu được cảm giác của ngài lúc này”. Đi cùng với một câu khẳng định thân thiện trước câu hỏi sẽ giúp cho khách hàng trả lời nó. Một lời khen sẽ là một món quà. Nó sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy đặc biệt và biết rằng bạn đang tập trung và thực sự quan tâm tới họ. Điều đó sẽ giúp cho khách hàng trả lời câu hỏi một cách dễ dàng và chân thực hơn.

Vậy sau đó bạn sẽ hỏi câu gì? Sau khi tặng cho khách hàng một lời khen, hãy hỏi họ câu hỏi trực tiếp và gián tiếp để thu thập thêm thông tin. Đây là cách bạn phản hồi lại lời từ chối mà hầu như tất cả các khách hàng đều dùng.

Lời từ chối: “Giá cả như vậy là quá cao”

Câu hỏi:

– Xin ngài cho biết giá cả của chúng tôi hiện đang cao như thế nào?

– Ngài đã bao giờ tìm thấy một sản phẩm nào với chất lượng tương đương nhưng có giá rẻ hơn chưa?

– Ngài nói đúng, chúng tôi có giá đắt hơn một số các đối thủ cạnh tranh. Vậy ngài sẵn sàng trả mức giá bao nhiêu cho sản phẩm này?

– Chúng tôi không phải là công ty có thể cung cấp sản phẩm rẻ nhất. Nhưng giá cả liệu có phải là yếu tố quan trọng nhất không?

– Có phải ngài đang nghĩ rằng giá cả như vậy là cao hơn mức ngài mong muốn hoặc có phải là vì ngài đã tồng hợp thêm cả phần dịch vụ và đào tạo trong cùng lời đề nghị này?

– Tôi không cảm thấy ngạc nhiên về điều đó. Ngài có thể cho chúng tôi biết là mức giá đó có đang cao trên tổng số không? Hay là giá chỉ cao trong một số đơn vị nhất định?

– Giá cả của chúng tôi liệu có phải là rào cản lớn nhất giữa chúng ta?

– Giá cả cao liệu có phải là lý do để chúng ta không bao giờ có thể hợp tác cùng nhau?

– Quá cao? Có thực sự là như vậy không?

– Vậy ngài đề nghị chúng ta nên làm gì để có thể tiến tới hợp tác trong thương vụ này?

– Cảm ơn ngài đã cho tôi biết về điều đó. Tôi chỉ tò mò là ngài sẵn sàng đầu tư bao nhiêu cho thương vụ này?

Lời từ chối: “Chúng tôi không có đủ ngân sách cho việc này.”

Phản hồi

– Ngân sách ư?

– Ồ! Chúng tôi hiểu rằng điều đó đang gây khó khăn cho ngài trong việc mua hàng. Vậy ngài có thể vui lòng cho chúng tôi biết khi nào thì ngân sách mới của phía công ty ngài sẽ được rót về?

– Cảm ơn vì đã cho tôi biết điều đó. Vậy ngài có thể cho chúng tôi biết ngân sách mới của các ngài được rót về theo hàng năm hay là theo quý?

– Không có ngân sách, điều đó liệu có đồng nghĩa với việc chúng ta không thể hợp tác với nhau trong năm nay?

Lời từ chối: “Tôi cần được giảm giá!”

Phản hồi:

– Giảm giá ư?

– Thật tốt vì ngài đã mong muốn chúng ta cùng tiến tới sự hợp tác. Ngài mong muốn một mức giảm giá như thế nào?

– Tôi hiểu rằng ngài đang mong muốn tìm ra thương vụ mua hàng tốt nhất cho công ty mình. Nếu chúng tôi không thể giảm giá thì liệu đó có phải là chúng ta không thể làm được điều gì khác cho thương vụ này?

Hiệu ứng tiếng vang

Một sự lựa chọn cho việc đặt ra các câu hỏi là sử dụng hiệu ứng tiếng vang. Hiệu ứng tiếng vang là nghệ thuật sử dụng từ ngữ cuối cùng (từ cuối cùng và quan trọng nhất) trong câu nói của khách hàng và biến nó trở thành một câu hỏi đơn giản.

Một trong những khách hàng của chúng tôi (Công ty Engage chuyên tư vấn và giúp khách hàng đưa ra các giải pháp bán hàng) đã sử dụng hiệu ứng này mỗi lần khách hàng của họ đưa ra những lời từ chối về giá cả. Và bằng cách này, họ đã bán được hàng triệu đô tiền dịch vụ phát triển phần mềm hải quan cho những công ty kinh doanh lĩnh vực tài nguyên. Bạn có thể tưởng tượng là họ đã gặp phải nhiều phản hồi không tốt về mức giá như thế nào.

Bất kể khi nào khách hàng nói rằng “họ cần được giảm giá”, nhân viên bán hàng của họ chỉ cần nhìn vào mắt khách hàng một cách thân thiện và nói, “giảm giá ư?”, gần như 99% các trường hợp, khách hàng sẽ hoặc là nói cho người bán hàng biết họ cần phải làm gì với mức giá đó và chuyển hướng sang việc tìm cách để có thể thúc đẩy thương vụ giữa 2 bên, hoặc là sẽ tìm cách đưa ra những lựa chọn về vấn đề giá cả mà có thể làm cả 2 bên cảm thấy có lợi. Điều gì có thể đơn giản hơn bí quyết này!

Đối với cá nhân tôi, sự im lặng này kết hợp với một câu hỏi lên giọng vào cuối câu đã giúp tôi chiến thắng trong cuộc đàm phán về giá đầu tiên trong sự nghiệp bán hàng của mình.

Khi 22 tuổi, chập chững bước ra khỏi trường đại học và bắt đầu sự nghiệp của một nhân viên bán hàng, tôi đã không bao giờ tự đàm phán bất cứ thứ gì. Khi tôi làm việc với một trong những khách hàng của công ty trong việc tư vấn đưa ra một chương trình phúc lợi cho nhân viên. Mọi thứ đã được thống nhất một cách tốt đẹp, bất chợt khách hàng tìm tới tôi và hỏi, “Này, Colleen, mọi thứ thật là tuyệt. nhưng chúng tôi cần được giảm giá 10%.”

Tôi đã không biết là mình phải làm gì vào thời điểm đó, tôi im lặng trong giây lát và đang định nói điều gì đó. Nhưng khách hàng đã nói với tôi rằng đó là nhiệm vụ của anh ta là phải hỏi câu đó. Chúng tôi đã thực hiện thương vụ đó mà hòan toàn không có sự khuyến mại hay giảm giá nào cả.

Bài học là bạn không nên lo ngại trước những lời từ chối. Nếu bạn làm theo 2 bước đơn giản của công thức này: im lặng và đặt câu hỏi – bạn có thể đối phó vời hầu hết những lời từ chối một cách dễ dàng và mang về nhiều lợi nhuận cho công ty mình.

Mr. Tycoon(lanhdao.net)