Mỉm cười là bí quyết của giao tiếp thành công

Mỉm cười là một biểu hiện văn minh, cũng là thể hiện sức mạnh hoặc truyền đạt thông tin. Ai giữ được nụ cười trên môi, chứng tỏ trong lòng họ còn có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Chẳng ai muốn quan hệ với một người khi nào cũng có bộ mặt lạnh lùng hoặc cau có.

Trong cuộc sống đời thường, bạn nên cố gắng giữ nụ cười trên môi. Muốn vậy bạn phải thật sự tận tụy với công việc, không sống giả tạo, hời hợt, có như vậy nụ cười của bạn mới phát huy được hết giá trị của nó. Tất cả những người có duyên không ai giống ai nhưng họ có một nét chung nhất đó là tươi cười.

Một nụ cười như bông hoa trên miệng làm bừng sáng cả gương mặt, làm người xung quanh cũng cảm thấy dễ mến, dễ gần. Một nụ cười chẳng hao tốn gì mà giá trị nó đem lại thật là vô giá. Nụ cười có khi chỉ nở trong khoảnh khắc nhưng làm ta nhớ mãi suốt đời. Nụ cười thật đơn giản nhưng không thể mua, không thể xin hay vay mượn được.

Nếu bạn tiết kiệm nụ cười? Nó sẽ chẳng mang lại lợi ích gì. Nhưng nếu bạn sử dụng đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng, nó sẽ trở thành vô giá! Vậy mà có những người mang trên mình những bộ quần áo đắt tiền, trang điểm rất công phu nhưng lại phủ lên mình một vẻ mặt lạnh lùng, cau có? Gíá như họ biết được rằng với người khác, nụ cười còn giá trị hơn tất cả những gì họ khoác trên mình!

Hãy cười khi gặp nhau, khi tạm biệt, xin lỗi, cám ơn và cả khi ai đó xung quanh bạn đang mệt mỏi vì cuộc sống, đang cần được bạn chia sẻ, thì nụ cười của bạn sẽ mang lại sức mạnh và niềm tin cho người đó đấy!

Mỉm cười nhiều khi cũng dùng để truyền đạt thông tin, có thể thay cho lời chào, đôi khi được dùng trong trường hợp từ chối khéo một lời đề nghị nào đó. Một khi trong lòng bạn không muốn từ chối bằng lời nói, bạn hãy mỉm cười thay vì nói không! Như vậy sẽ không làm người khác mếch lòng.

Tuy vậy vô duyên do nụ cười gây ra cũng không phải ít đâu nhé! Vậy khi nào nụ cười trở thành vô duyên? Nếu bạn cười mà mọi người cùng vui vẻ hưởng ứng cười theo, ấy là có duyên, Còn nếu bạn cất tiếng cười trong một bầu không khí không đáng cười thì bạn sẽ trở thành vô duyên rồi đấy!

Việc hào phóng nụ cười có mâu thuẫn với câu tục ngữ: ”Vô duyên chưa nói đã cười” không? Không mâu thuẫn đâu, vì: ”chưa nói“ tức là chưa ai biết bạn sẽ đưa ra ”thông báo” gì mà bạn đã cười thì thật không nên đâu bạn nhé!

Cuối cùng bạn nên lưu ý: Nụ cười đẹp không phải là nụ cười để lộ những nhược điểm về mặt thẩm mỹ: tiếng cười quá lớn, cười hở lợi…

Hãy chọn cho mình một nụ cười phù hợp với gương mặt để hạn chế thấp nhất những nhược điểm do nụ cười gây ra, bạn nhé! Bởi vì nụ cười là chìa khóa mở cửa môi trường giao tiếp của bạn đấy!

SAGA.vn

10 Bí Quyết Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ

Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Trong khi kỹ năng giao tiếp nói và viết đều được xem là quan trọng thì một cuộc nghiên cứu lại chỉ ra rằng cử chỉ phi ngôn ngữ chiếm một lượng phần trăm rất lớn trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta. Vậy thì làm thế nào để chúng ta cải thiện được kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình? 10 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn hiểu được các dấu hiệu phi ngôn ngữ của người khác để giao tiếp hiệu quả hơn.

1. Chú ý tới các dấu hiệu phi ngôn ngữ

Con người có thể có nhiều cách để diễn đạt thông tin như giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, dáng điệu, chuyển động cơ thể và âm lượng của giọng nói. Ngoài ý nghĩa của ngôn từ, tất cả những tín hiệu trên đều có thể phát đi những thông tin quan trọng. Chú ý kỹ tới những hành động phi ngôn ngữ của người khác sẽ giúp bạn cải thiện được kỹ năng giao tiếp của mình.

2. Chú ý tới những hành động mâu thuẫn

Bạn nên chú ý kỹ khi ngôn ngữ của một người không ăn khớp với hành động phi ngôn ngữ của họ. Ví dụ: một ai đó nói với bạn rằng họ cảm thấy vui vẻ trong khi nét mặt của họ cau có và mắt nhìn xuống đất. Các nhà nghiên cứu đã nói rằng khi ngôn ngữ không ăn khớp với các tín hiệu khi ngôn ngữ thì người ta sẽ bỏ qua những lời bạn nói và chỉ chú ý tới các biểu hiện phi ngôn ngữ bao gồm tính khí, suy nghĩ và cảm xúc.

3. Chú ý tới âm lượng của giọng nói

Âm lượng giọng nói của bạn có thể truyền đạt được một lượng lớn thông tin, thể hiện sự nhiệt tình hay thờ ơ của bạn. Hãy chú ý xem âm lượng giọng nói của bạn tác động thế nào tới phản ứng của người khác đối với bạn và cố gắng sử dụng âm lượng của giọng nói để nhấn mạnh những ý tưởng mà bạn muốn diễn đạt. Ví dụ nếu bạn muốn bày tỏ sự thích thú tới một điều gì đó, hãy sử dụng một giọng nói sôi nổi.

4. Sử dụng phương thức giao tiếp bằng mắt

Khi một người không nhìn vào mắt người khác trong khi giao tiếp thì anh ta có vẻ như đang muốn lảng tránh hoặc cố tình che giấu một điều gì đó. Mặt khác, giao tiếp bằng mắt quá nhiều có thể bị xem là một sự đối đầu và dọa nạt. Giao tiếp bằng mắt là một phận quan trọng của quá trình giao tiếp nhưng bạn cũng nên nhớ rằng đừng nhìn chằm chằm vào mắt người khác. Giao tiếp bằng mắt bao nhiêu là đủ? Một số chuyên gia về giao tiếp khuyên rằng khoảng thời gian cho mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài 4-5 giây.

5. Hỏi những câu hỏi về dấu hiệu phi ngôn ngữ

Nếu bạn đang phân vân về các dấu hiệu phi ngôn ngữ của một ai đó, hãy đặt câu hỏi cho họ. Bạn có thể diễn đạt lại ý hiểu của mình và hỏi họ xem đã đúng chưa, chẳng hạn như hỏi họ rằng “Có phải điều anh chị đang nói có nghĩa là…

6. Hãy sử dụng tín hiệu để làm cho giao tiếp có hiệu quả và ý nghĩa hơn

Bạn nên nhớ rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều góp phần truyền tải một thông điệp. Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp nói của mình bằng cách sử dụng những tín hiệu phi ngôn ngữ và cử chỉ để nhấn mạnh và hỗ trợ cho lời nói của mình. Cách làm này đặc biệt phát huy tác dụng khi bạn phải thuyết trình hoặc nói trước một đám đông.

7. Nắm bắt những tín hiệu theo nhóm

Một cử chỉ đơn lẻ có thể có ám chỉ nhiều điều hoặc có thể chẳng là gì hết. Chìa khóa để đọc chính xác các hành động phi ngôn ngữ là nhìn vào những nhóm tín hiệu nhằm nhấn mạnh một điểm chung. Nếu bạn chỉ tập trung tới một tín hiệu trong số rất nhiều tín hiệu thì rất có khả năng bạn sẽ hiểu lầm ý người khác.

8. Xem xét bối cảnh

Khi bạn đang giao tiếp với nhiều người, luôn chú ý tới tình huống và bối cảnh của cuộc đàm thoại. Một vài tình huống đòi hỏi cách cư xử trang trọng nhưng trong những tình huống khác thì cách cư xử đó lại bị xem là lạc lõng. Vì thế hãy luôn cân nhắc xem những hành động phi ngôn ngữ của bạn có thích hợp với bối cảnh hay không. Nếu bạn đang cố gắng cải thiện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ của mình, hãy chú ý tới cách làm cho những tín hiệu của bạn phù hợp với mức độ trang trọng của từng tình huống giao tiếp.

9. Hiểu được rằng những tín hiệu có thể bị hiểu lầm

Đối với một số người, một cái bắt tay thật chặt thể hiện một cá tính mạnh trong khi một cái bắt tay yếu ớt là dấu hiệu của tính chịu đựng kém. Đây là một ví dụ minh họa về khả năng những tín hiệu có thể bị hiểu lầm. Một cái bắt tay hời hợt đôi khi còn có thể vì một lý do hoàn toàn khác, chẳng hạn như người đó bị mắc chứng viêm khớp. Hãy luốn cố gắng nắm bắt tín hiệu theo nhóm. Thái độ tổng thể của một người nói lên nhiều điều hơn là một hành động riêng rẽ của họ.

10. Rèn luyện

Một vài người dường như rất có tài trong cách vận dụng những kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ và có thể hiểu chính xác người khác. Những người này thường được mô tả “có thể đọc được tâm can của người khác”. Trên thực tế, bạn có thể xây dựng những kỹ năng này cho riêng mình bằng cách chú ý kỹ tới hành động phi ngôn ngữ và rèn luyện nhiều kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ khác nhau với người khác. Chú ý tới những yếu tố phi ngôn ngữ và rèn luyện những kỹ năng riêng của mình, bạn có thể cải thiện được khả năng giao tiếp một cách đáng kể.

“Biến” khuôn mặt thành chìa khoá thành công

Ánh mắt và nụ cười là hai tài sản vô cùng quý giá trên khuôn mặt mỗi con người. Sử dụng nụ cười và ánh mắt là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường xuyên. Những hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ này sẽ giúp bạn có được những thành công ngoài mong đợi.

Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ

Chuyên gia tâm lý Trần Hải Vân, Trung tâm tư vấn Bạn và Tôi, bày tỏ: “Không gì chán bằng nghe một diễn giả nói suốt cả tiếng đồng hồ mà gần như không có một động tác biểu lộ của cơ thể. Do đó, trong giao tiếp, hay thuyết trình cần khéo léo kết hợp lời nói với giao tiếp phi ngôn ngữ. Giao tiếp phi ngôn ngữ là một nghệ thuật được thể hiện qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, tư thế… Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm và thuyết phục hơn. Lời nói đi kèm với nụ cười sẽ khiến cho cuộc giao tiếp trở nên thân thiện và gần gũi. Thậm chí, trong nhiều hoàn cảnh, ánh mắt có thể thay thế lời nói… Còn nụ cười được xem là một thứ trang sức rất hữu hiệu trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị”.

ThS. Võ Trương Như Ngọc, Phó trưởng bộ môn Giải phẫu mô, phôi, răng (ĐH Răng – Hàm – Mặt) cũng cho rằng: “Trong giao tiếp, cách nói chuyện rất quan trọng, thứ nhất là lời nói, cử chỉ, ánh mắt nhưng cái tạo ấn tượng lại là nụ cười. Một nụ cười như bông hoa trên miệng làm bừng sáng cả gương mặt, làm người xung quanh cũng cảm thấy dễ mến, dễ gần. Nụ cười có khi chỉ nở trong khoảnh khắc nhưng làm ta nhớ mãi. Nụ cười thật đơn giản nhưng không thể mua, ”.

Cười là một hoạt động tốn ít calo, mà nó còn chứa đựng bao hàm ý lẫn sự tình tứ của người muốn truyền thông điệp, bởi thế mà nhân gian có câu “Liếc mắt đưa tình”. Chỉ cần cái chau mày, liếc mắt sắc bén cũng khiến người tiếp chuyện hiểu được tâm trạng của bạn. Một ánh mắt trìu mến, hàm chứa sự cổ vũ, đồng tình, khích lệ cũng khiến người đối thoại có thêm niềm tin trong cuộc sống và công việc.

Nụ cười của nữ diễn viên Amada Bynes, theo Ths Võ Tương Như Ngọc là đạt chuẩn.

Nguyễn Thu Thuỷ, cựu sinh viên Trường ĐH Y dược TPHCM từng bảo vệ luận văn với chủ đề “Vẻ đẹp nụ cười” quan niệm rằng: Mỉm cười là một biểu hiện văn minh, cũng là cách thể hiện sức mạnh hoặc truyền đạt thông tin. Ai giữ được nụ cười trên môi, chứng tỏ trong lòng họ còn có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Chẳng ai muốn quan hệ với một người khi nào cũng có bộ mặt lạnh lùng hoặc cau có. Ai luôn giữ nụ cười trên môi, sống tận tụy với công việc, chan hoà với mọi người thì nụ cười mới phát huy được hết giá trị của nó. Tất cả những người có duyên không ai giống ai nhưng họ có một nét chung nhất là.

Thế nào là nụ cười đẹp?

Theo ThS. Võ Trương Như Ngọc thì nụ cười đẹp là đường cười lộ khoảng 75- 100% kích thước của thân răng và một phần nhú lợi, không được nhìn thấy đường viền lợi. Cười nhìn thấy đường viền lợi, hở lợi gọi là đường cười cao; không bộc lộ răng cửa, nhỏ hơn 75% thân răng là đường cười thấp. Nếu nói cuộc đời con người có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì người có nụ cười thấp là ở độ cuối thu, sang đông rồi. Nhà hiền triết cổ đại Aristote có câu nói khá nổi tiếng rằng: “Trong giới sinh vật chỉ có con người là biết cười”. Vì chỉ có nụ cười mới khiến con người đẹp hơn những loại sinh vật khác.
Để có ánh mắt và nụ cười đẹp

Theo Chuyên gia tâm lý Trần Hải Vân, mỗi người đều tự biết mình có thế mạnh gì trên khuôn mặt. Đó có thể là cái mũi đẹp hay đôi mắt, đôi môi… Do đó, để phát huy được thế mạnh trong giao tiếp cần biết che đi những cái xấu và tạo ra điểm nhấn ở những nét đẹp nhờ trang điểm hay để kiểu tóc hợp lý. Để thành công trong giao tiếp cần có ánh mắt đẹp và nụ cười đẹp. Vì trong giao tiếp chỉ có mắt và miệng cử động và có khả năng biểu cảm cao nhất. Do đó, nếu chẳng may một người có nụ cười hở lợi thì khi cười phải có ý bằng cách cười chúm chím, không cười to quá nhưng cũng đừng gượng gạo. Nghĩa là cần phải tập để có độ mở của nụ cười một cách hợp lý làm sao vẫn đảm bảo mình có nụ cười tươi tắn nhưng không được hở lợi.

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, tập trung mọi giác quan của cơ thể: thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác… Nói cách khác, mọi năng lượng của các giác quan đều tập trung vào đôi mắt. Mắt to, đen, sáng… thể hiện sự thông minh, lanh lợi. Và cũng nhìn vào đôi mắt người đối thoại có thể đọc được phần nào tâm trạng, suy nghĩ của họ.

Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng, nó thể hiện sự chăm chú, sự tôn trọng của mình với người khác mà không ngôn ngữ nào thay thế được. Trong giao tiếp nên nhìn thẳng vào mắt người đối diện, thỉnh thoảng mới nhìn xuống để đỡ bị bối rối khi bắt gặp ánh mắt người đối thoại quá nhiều. Với ánh mắt này, người đối diện sẽ thấy bạn là một người tự tin và đáng tin cậy. Theo GS.TS. Hoàng Tử Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM: “Việc tư vấn và tập luyện nụ cười, một số nơi trên thế giới đã làm rồi, nước mình thì chưa. Cười là một phản xạ và hoàn toàn có cách để thay đổi, cải tạo nụ cười. Vấn đề vẻ đẹp của nụ cười đã được Khoa Răng – Hàm -Mặt của trường tôi quan tâm từ năm 1999. Trong vài năm gần đây đã có một số nghiên cứu về vấn đề này. Đây là những nghiên cứu góp phần cho việc xác định những “chuẩn” được thừa nhận rộng rãi về một nụ cười đẹp, làm cơ sở cho việc tư vấn và giúp luyện tập cho những người mong muốn thay đổi để có được nụ cười tự tin hơn.

Điều này có nghĩa là có thể thay đổi, cải tạo nụ cười nếu mất cân đối giữa môi và răng có thể làm lại răng, điều chỉnh về mặt hình thể, đường viền lợi cao thì điều chỉnh kéo xuống tạo một nụ cười hài hoà không hở lợi. Chỉ đơn thuần là hướng dẫn họ cách cười che đi nhược điểm”.

Theo Gia Như
Gia đình & xã hội

Viết các email tuyệt hay

Mặc dù email là một phương tiện được sử dụng rộng rãi nhưng nhiều người không biết sử dụng nó hiệu quả. Đó là một cách “tức thời” để liên lạc với người khác, thật dễ cho qua những điều cơ bản của văn bản giao dịch công việc như chính tả, văn phạm và cách chấm câu qua email. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn phải duy trì những chuẩn mực cao dù bạn giao dịch với người khác bằng cách nào.

Phong cách bạn dùng cho 1 bức thư rõ ràng sẽ phụ thuộc vào người nhận, nhưng hãy dành thời gian xét đoán những gì bạn đang viết cho ai đó để hình ảnh hoặc danh tiếng của công ty luôn được củng cố, chứ không bao giờ bị giảm sút.

Mỗi email nên có một chủ đề xác định rõ ràng để người nhận có thể nhanh chóng quyết định thư đó quan trọng đến mức nào. cho dù bạn có thể sử dụng các thuật ngữ như “khẩn cấp” hoặc “ưu tiên hàng đầu” để cảnh báo người nhận, hãy cố gắng chỉ dùng chúng khi thật sự cần thiết vì nếu không tác động sẽ bị giảm.

Bước 1: Xác định rõ chủ đề của email

Khi email trở nên phổ biến, mọi người trong công việc nhận được khối lượng lớn thư mỗi ngày. Để xử lý cơn lũ tiềm ẩn này, người ta phải sắp xếp thứ tự ưu tiên và quyết định điều gì là quan trọng nhất. Sau đó, hãy đảm bảo rằng mỗi email bạn gửi đi có một chủ đề được xác định rõ ràng.

Hầu hết một “gói email” phổ biến đều có một dòng chủ đề do đó hãy sử dụng dòng này để nêu email của bạn nói về vấn đề gì càng súc tích càng tốt. Các ví dụ bao gồm:

– Ngày mới cho cuộc họp…
– Những thay đổi giá trên loại hàng ABC
– Báo cáo doanh số bán hàng hàng tháng
– Đơn đặt hàng cho khách hàng XYZ – tình trạng giao hàng
– Giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm

Các nội dung này luôn ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề chính nhưng chúng lại chỉ rõ bức email nói về vấn đề gì.

Một số email bao hàm một chủ đề mà chủ đề đó lại thay đổi qua một giai đoạn thời gian, như nội dung của tập sách quảng cáo mới hoặc tình trạng của một dự án. Để giúp mọi người theo dõi được những thay đổi và để đảm bảo họ đọc được những phiên bản thông tin mới nhất, hãy thêm ngày tháng hoặc số phiên bản vào tiêu đề. Ví dụ:

– Bản sao tập sách quảng cáo mới – bản thảo 4
– Tình trạng dự án – tháng 7
– Các đường lối về nhân sự đã được chỉnh sửa – tháng 12 có hiệu lực

Bước 2: Càng súc tích càng tốt

Đều tiên và trước hết, email là một hình thức ngắn gọn của việc giao dịch. Nó nên tóm gọn và đi thẳng vào vấn đề chính và người nhận sẽ có thể hiểu được các nội dung chính trong thư của bạn ở vài dòng đầu tiên.

Vì đa số email sẽ được đọc trên màn hình máy vi tính nhỏ, có thể khó và không thuận tiện để theo dõi các đoạn văn bản dài. Nếu bạn cần đi sâu vào chi tiết hơn, hãy gửi một văn bản thành tư liệu đính kèm riêng hoặc bảo người nhận liên hệ với bạn để có nhiều thông tin hơn.

Nếu bạn cần đi sâu vào chi tiết nào đó và việc gửi tài liệu đính kèm là không thể, hãy chia thư của bạn thành các “khúc” nhỏ với một đầu đề trước mỗi phần mới. Việc này sẽ làm cho các đoạn thông tin dài trở nên dễ đọc và dễ hiểu hơn trên màn hình và những người trao đổi thư với bạn sẽ có thể nhặt ra thông tin liên quan đến họ nhiều nhất.

Bước 3: Kiểm tra chính tả và cách chấm câu

Một bức email là một hình thức giao dịch kinh doanh có cùng tình trạng pháp lý như thư văn bản và những tài liệu in ấn khác. Trong tay của một khách hàng, nó phản ánh tình trạng của công ty, vì vậy một bức thư lỗ chỗ lỗi chính tả và văn phạm kém sẽ không thể hiện được hình ảnh tốt nhất về bạn.

Hãy dành ra vài phút để kiểm tra lỗi và ý tứ trong thư của bạn trước khi bạn gửi đi. Nhiều chương trình email thông dụng bao gồm cả công cụ kiểm tra lỗi chính tả giúp bạn thực hiện việc này, nhưng nếu hệ thống của bạn không có công cụ đó bạn có thể soạn thảo thư của bạn trong một chương trình xử lý văn bản, kiểm tra thư, rồi sau đó chép phiên bản cuối cùng vào email của bạn.

Hãy nhớ sử dụng các chữ thường và chữ in hoa trong thư của bạn cho các đối tác kinh doanh. Viết một lá thư bao gồm các chữ thường tạo một ấn tượng điều gì đó được viết cẩu thả. Người trao đổi thư với bạn sẽ nghĩ đơn giản là bạn không buồn dành ra một chút thời gian nào cho công việc này (và mở rộng ra là, không buồn dành ra chút thời gian nào cho họ). Việc viết thư toàn bằng chữ in hoa trông bạn có vẻ “quát tháo”.

Hãy cố gắng không dùng quá nhiều các từ viết tắt được cấu tạo bởi chữ in đầu của các nhóm từ. Các đồng nghiệp của bạn có thể hiểu được nghĩa của nhóm này, nhưng với người khác chúng lại vô nghĩa. Nếu chúng là cần thiết hoặc hoàn thành không thể tránh được, hãy giải thích các từ đó nghĩa gì ở phần mở đầu thư bạn viết để người trao đổi thư với bạn có thể hiểu được những gì xảy ra tiếp theo.

Bước 4: Sử dụng phong cách thích hợp

Rõ ràng không có một phong cách riêng nào cho email mà bạn có thể áp dụng mỗi khi bạn soạn thảo email. Bạn có thể sử dụng một phong cách trò chuyện thân mật khi đang trao đổi với đồng nghiệp hoặc bạn bè, nhưng sử dụng một phong cách trang trọng hơn thì sẽ thích hợp hơn khi bạn giao tiếp với ai đó lần đầu tiên hoặc giao dịch với 1 khách hàng, hoặc 1 mối liên hệ bên ngoài.

Đối với các đồng nghiệp hoặc các đối tác thân thuộc, thường xuyên, bạn có thể mở đầu thư với “Chào”, “Xin chào”, hoặc chỉ với một cái tên (“John” hoặc “Sarah”). Trong các email trang trọng hơn bạn có thể dùng “Thưa Ông/Bà/Cô/Chị…” (Dear Mr/Mrs/Miss/Ms…) hoặc “John thân mến/Sarah thân mến, (Dear John/Dear Sarah) nếu bạn xưng hô với tên gọi người nhận.

Ở đoạn kết của email, hãy sử dụng cách kết thư thích hợp với mối quan hệ của bạn với người nhận.

Bước 5: Yêu cầu hành động hoặc thông tin bạn cần

– Có những email của bạn cung cấp thông tin cho người nhận trong khi số khác đưa ra yêu cầu hành động hoặc thông tin.

– Nếu bạn cần tìm ra điều gì đó từ một nơi nào đó, hãy chắc chắn rằng bạn diễn đạt rõ ràng yêu cầu của bạn để họ biết chính xác bạn muốn gì.

Ví dụ: Anh vui lòng gửi cho tôi bản báo cáo bán hàng trước ngày 22/11 được không?

– Nếu nhiều người có liên quan trong một tiến trình chung có thể bạn cần cho họ những hướng dẫn từng cá nhân để ai nấy đều có thể hiểu được vai trò rộng hơn của họ.

Ví dụ: Đối với sản phẩm mới vào tháng 7, chúng ta cần đạt được các mục tiêu sau đây:

+ Justin hoàn tất phầm mềm vào tháng 3
+ Helen lấy kết quả thử nghiệm vào tháng 5
+ Semma yêu cầu kinh phí bổ sung từ Giám đốc Tài chính vào tháng 4.

Bước 6: Giải thích thư của bạn khẩn cấp đến mức nào

Hãy làm rõ email của bạn là khẩn cấp, quan trọng hay thường thường. Với luồng lưu thông email quá nhiều, mọi người cần sắp xếp thứ tự ưu tiên việc đọc thư và trả lời thư của họ, do đó hãy nêu ra mức độ khẩn cấp.

Hãy làm rõ email của bạn là khẩn cấp, quan trọng hay thường thường.

Một số “gói” email cho phép bạn làm nổi bật mức độ ưu tiên, nhưng nếu bạn có sử dụng công cụ tiện ích này, đừng lạm dụng nó. Thật dễ để đánh dấu mọi email là khẩn cấp hoặc vô cùng quan trọng trong niềm hy vọng nó sẽ nhận được sự chú ý, nhưng nếu bạn làm như vậy quá thường xuyên, sẽ có một “hiệu ứng” ngược: mọi người sẽ trở nên không thèm đến xỉa đến các thư mà bạn đánh dấu là khẩn cấp, ngay cả khi một trong những lá thư đó khẩn cấp thật sự. Hãy sử dụng công cụ tiện ích này một cách cẩn thận (và thành thật) và bạn sẽ có được kết quản bạn cần.

Đừng dùng quá nhiều chữ in hoa để biểu hiện sự khẩn cấp và quan trọng. Các email như thế có thể gây khó đọc trên màn hình và lại một lần nữa, người nhận có thể trở nên trơ khất trước kỹ thuật này. Với lại, việc sử dụng chữ in hoa trong email có thể làm một số người xem như “quát vào mặt” và người trao đổi thư với bạn có thể hiểu lầm tâm trạng bạn và trả lời theo cách tương tự.

Bước 7: Sử dụng tài liệu đính kèm (attachment) để cung cấp chi tiết

Các email mà bao gồm những tài liệu dài hơn, hình ảnh, tài liệu audio, hoặc video có hình thức của một bức thư cộng thêm một “tài liệu đính kèm” (“attachment”). Tài liệu đính kèm cho phép bạn gửi thông tin chi tiết đến người trao đổi thư với bạn, nhưng bạn nên sử dụng công cụ tiện ích này với sự cẩn trọng.

Một số tài liệu đính kèm có thể mất rất nhiều thời gian truyền đi và người nhận có thể gặp những rắc rối trong thời gian tải tài liệu đính kèm, nhất là khi họ không có đường truyền băng thông rộng (đường truyền cho phép truyền tải nhanh chóng một khối lượng lớn dữ liệu). Cần ghi nhớ xem liệu bạn có các nhà cung cấp là những doanh nghiệp nhỏ hoặc những người làm việc tại nhà không.

Các tài liệu đính kèm có thể gây ra khó khăn bao gồm:

+ Video clip
+ Ấn phẩm đổi sang định dạng pdf (portable document format: định dạng văn bản linh hoạt)
+ Các tài liệu trình bày
+ Các bản tính
+ Hình ảnh

Trước khi gửi tài liệu đình kèm, hãy kiểm tra với người trao đổi thư với bạn xem hệ thống của họ có xử lý được các loại tài liệu này không.

Bước 8: Đưa vào các chi tiết liên lạc thêm

Một số chương trình email cho phép bạn đưa vào phần kí tên ở cuối thư của bạn. Trong một số trường hợp, phần này có thể là một bảng quét chữ kí của bạn, nhưng hầu hết nó là vài dòng để bạn đưa ra thông tin mà người nhận không phải lúc nào cũng dễ dàng có trong tay, như chức danh công việc của bạn, địa chỉ gửi thư, số điện thoại và số fax, và đỉa chỉ website. Việc thêm phần “kí tên” là đặc biệt hữu dụng nếu bạn viết thư cho một người ở lần đầu tiên, vì nó cung cấp thêm ngữ cảnh nào đó về công việc của bạn làm và bạn làm việc cho ai.

Lời khuyên:
Hãy sử dụng phần “kí tên” để quảng cáo một sản phẩm mới, bạn có thể thu hút sự chú ý của người trao đổi thư với bạn vào nó bằng cách đề cập nơi họ có thể tìm nhiều thông tin hơn về nó trên website của bạn.

Hãy là người dễ mến để thành công.

Dễ mến là sự lôi cuốn tinh thần toát ra từ bên trong để người khác dễ cảm thông mà không cần khoe khoang, không cần bắn pháo hoa, không cần diễu võ dương oai. Bởi vì “đóng kịch” thì cho dù có thông minh lanh lợi đến mấy cũng không vượt qua giới hạn của sự khôn vặt. Bí quyết thành công nằm ở chổ: Toàn bộ con người của bạn chính là thông tin. Vì sao lại như vậy?

Nếu bạn có phẩm chất tốt, người khác sẽ sẵn sàng đồng hành và hợp tác với bạn. Điều gì sẽ khiến cho bạn thành công? Đó chính là: Bạn quả quyết và biết rõ những gì đang nói. Vào những lúc đó, bạn đã rất thiết tha đến độ không còn ý thức gì về con người của mình nữa.

Nhiều “cẩm nang giao tiếp” khuyên rằng: Hãy sải bước, hít thở, khẳng định tính cách tự tin gây ấn tượng mạnh của mình. Hãy chào hỏi đối phương với những cái bắt tay nồng nhiệt, hãy dán mắt vào người khác như nhà thôi miên, luôn miệng cười tươi tắn, nói những lời có cánh… Nếu theo đúng những lời khuyên đó, ngay cả với chính bạn cũng tự cảm thấy cứng nhắc, gượng gạo thì người khác cảm thấy phát chán là điều hẳn nhiên.

Vì vậy, bí quyết chính là nằm ở chổ: Bạn trước sau như một, bạn phải là bạn. Vì tính trung thực tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân trong cộng đồng, vì người khác sẽ luôn luôn nắm bắt được những tín hiệu giả dối. Bạn sẽ nghĩ thế nào nếu một người nói với bạn: “Rất hân hạnh! Rất hân hạnh!” trong khi đang nhìn xuống đôi giày của họ? Hoặc cứ nhìn chằm chặp vào bạn và cười toe toét? (Cách cười hay nhất vẫn là lịch sự, vui vẻ nhưng không khiên cưỡng).

Không ai có thể nói chính xác cách làm thế nào để trở thành người dễ mến. Nhưng có thể xác định một số phẩm chất chính mà những người dễ mến thường có:

  • – Trung thực, lạc quan.
  • – Có khả năng làm cho người khác cảm thấy thoải mái yên tâm.
  • – Không cao đạo, không ngạo mạn.

Số lượng và chất lượng thông tin mà chúng ta nói ra có thể giống nhau nhưng chỉ có cách nói là khác nhau. Đó là sự khác biệt giữa dễ mến và khó gần. Nhìn chung, đó là vấn đề tôn trọng, vì cách đơn giản nhất để bày tỏ sự tôn trọng là qua cách nói, và cách nói đáng ghét, khó gần nhất chính là cách nói áp đặt.

Vì thế, những người dễ mến không quan trọng hóa bản thân và công việc của mình cho dù khi xuất hiện trước mặt nhiều người hay lúc giao tiếp cá nhân. Khi một người được gọi là dễ mến bước trên đường thành công, thì tiêu chuẩn then chốt cho sự thăng tiến chính là kỹ năng giao tiếp với cấp trên và kỹ năng động viên đối với cấp dưới.

Bạn có phải là người dễ mến? Bạn có phải là người mà những người khác rất thích được ở cạnh không? Việc trả lời cho câu hỏi này có thể rất quan trọng cho sự thành công cũng như cuộc đời của bạn. Bạn hãy cố gắng và hy vọng sẽ được là người dễ mến hơn nữa đi! Nhưng hãy trung thực sống đúng như con người của mình và đừng quá mong cầu, chờ đợi được ngợi khen là người dễ mến.

Giao tiếp để thành công

Chúng ta thường gặp khó khăn khi phải giao tiếp với một ai mà trước đó chưa từng quen biết, nhất là trong các trường hợp cần tạo cơ hội để thành công như khi phải liên hệ tìm kiếm việc làm hoặc dự phỏng vấn chẳng hạn. Sự việc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết rằng, nhà tuyển dụng (theo quan điểm người chủ ) cũng rất cần những người làm được việc, vấn đề chỉ là: Bạn có giới thiệu được mình hay không, có tạo được cơ hội để thành công hay không?

Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng, thành công không chỉ dựa vào tài năng, có rất nhiều người tài năng đang phải chịu cảnh thất bại. Muốn thành công cũng cần phải có lòng hăng hái, trong đó, tự tin giao tiếp tạo cơ hội thành công là một trong những yêu cầu trước tiên để có thể thành công trong xã hội.

Lòng hăng hái trong tự tin giao tiếp để tạo cơ hội thành công gồm có những gì?

– Lòng nhiệt tình: Không cần thiết phải nói năng văn hoa cầu kỳ, bạn chỉ cần phải nói ra cái gì đó và tiếp theo, mọi chuyện sẽ càng trở nên dễ dàng hơn, hãy có lòng nhiệt tình và sự sẵn sàng chia sẽ thế là đủ cho sự giao tiếp thành công.

– Lắng nghe cẩn thận: Lắng nghe cẩn thận, bạn sẽ trở thành người giao tiếp giỏi và trước hết là tránh khỏi sa chân vào sự ngạo mạn, bất cẩn. Bạn nên ghi nhớ rằng: Những gì bạn nói sẽ không dạy thêm cho bạn được gì! Nếu muốn học, bạn hãy thực hiện điều này bằng cách lắng nghe với tất cả mọi người. (Nhiều người, với nhiều hoàn cảnh sống khác với bạn đều sẽ ít nhiều giúp bạn có thêm kinh nghiệm sống mà không có một chương trình giáo dục hoặc sách vở nào có thể giúp bạn tốt hơn). Vậy hãy lắng nghe, chân thành lắng nghe.

– Sự đồng cảm: Cho dù bạn đang nói chuyện với ai, thì đó cũng chỉ là quá trình tạo một quan hệ. Vì thế, bạn nên cởi mở và thành thật nếu muốn nhận được sự đồng cảm. Hãy giữ cho mọi việc thật nhẹ nhàng, đừng bao giờ quá nghiêm túc hoặc căng thẳng và cũng không nên quá kéo dài câu chuyện sinh ra nhàm chán.

– Khôn ngoan, biết để ý đến những chuyện nhỏ: Đừng xem thường những chuyện nhỏ, “muốn giữ rừng thì phải chú ý đến cây”. Đừng coi thường những người chức vụ thấp bé, muốn vượt qua rào chắn tiếp tân , thư ký, bảo vệ…để gặp lãnh đạo cấp cao chẳng hạn, thì trước tiên bạn cần phải có sự giao tiếp tốt với họ một cách “lịch sự và khôn ngoan”. Vì có thể, “bạn cần phải thân thiết với nhiều con cóc trước khi tìm thấy hoàng tử cóc” (Malcolm-Hornby).

Tóm lại, nếu có lòng nhiệt tình, biết lắng nghe cẩn thận, có thể bày tỏ sự đồng càm và biết để ý đến những chuyện nhỏ là điều ai cũng có thể làm được và nên làm. Những người như thế thường là những người rất dễ đạt được thành công, có thể đạt được những mục tiêu lớn hơn, có thể làm được những điều tuyệt vời hơn trong đời.

Nguyên tắc giao tiếp cho nhân viên kinh doanh

Không có nguyên tắc giao tiếp nào bất biến, mà phải tuỳ vào từng trường hợp. Trong phần dưới đây là một số nguyên tắc “Đắc nhân tâm thường dùng trong giao tiếp kinh doanh”:

1. Lắng nghe

* Lắng nghe ý kiến của ngýời khác, điều này giúp chúng ta cải thiện dịch vụ… của chúng ta trong tương lai.

* Mọi người thường có ấn tượng không tốt với những ai chỉ biết giải quyết các lời phàn nàn mà không thực sự lắng nghe những gì họ nói.

* Khi bạn thực sự lắng nghe khách hàng, một cảm giác thoải mái, dễ chịu sẽ xuất hiện trong lòng mỗi khách hàng- bởi vì sự lắng nghe chân thành là khá hiếm hoi, thậm chí ngay cả khi bạn ở nhà và ở giữa những người thân.

* Lắng nghe tạo cho khách thấy bạn tôn trọng, đánh giá cao họ và quan tâm đến họ.

* Xin nhắc lại tên của ông/bà và đề nghị cho biết vấn đề. Câu nói này cho thấy, bạn không lắng nghe, đồng thời chọc tức thêm người vốn đã có chuyện không hài lòng.

2. Nhớ tên khách hàng

* Xưng tên cá nhân là một trong những âm thanh ngọt ngào nhất mà khách hàng muốn được nghe từ bạn.

* Việc xưng hô bằng tên riêng trong cuộc nói chuyện với khách hàng sẽ cho thấy bạn nhìn nhận họ với tư cách một cá nhân nói riêng chứ không phải đối tượng khách hàng chung chung, qua đó thể hiện sự tôn trọng của bạn với khách hàng.

* Hãy dùng tên riêng của họ khi bạn nói lời chào hỏi, cảm ơn, tạm biệt.. để làm cho bầu không khí trở nên nhẹ nhàng, thân thiện hơn.

* Tuy nhiên, bạn đừng sử dụng tên riêng của khách hàng một cách quá thường xuyên bởi vì nó có thể khiến khách hàng khó chịu, hãy sử dụng vào lúc đầu và lúc kết thúc cuộc hội thoại.

3. Nụ cười từ trái tim của bạn.

* Duy trì dịch vụ khách hàng với nụ cười trên khuôn mặt dường như là cái gì đó hơi rập khuôn. Tuy nhiên nếu bạn muốn khách hàng yêu thích dịch vụ của bạn, hãy thực hiện nó với một nụ cười chân thật.

* Một nụ cười chân thật sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ được chào đón, an tâm hơn và để lại trong lòng khách hàng một cảm giác nồng ấm.

* Nụ cười có tác dụng to lớn như vậy, nhưng cười phải đúng lúc.

4. Hãy cho khách hàng biết, họ là người quan trọng

* Họ biết rằng công ty bạn có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ chỉ thực sự yêu quí nó nếu bạn khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng với bạn.

* Hỏi khách hàng về những lời khuyên Khách hàng nào cũng có sẵn những ý kiến cá nhân về cung cách làm việc của bạn và công ty bạn, và nếu họ được hỏi vào thời điểm thích hợp theo những cách thích hợp, đồng thời họ cảm thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến câu trả lời, khách hàng sẽ đưa cho bạn lời khuyên đó.

* Không nên tỏ ra sẵn sàng tranh luận, cướp lời, khẳng định hơn thiệt với khách hàng khi xảy ra những điều phàn nàn của khách. Việc cần thiết, và là nhiệm vụ của bạn là phải lắng nghe, cảm ơn và tìm cách khắc phục thiếu sót ngay sau đó nếu có thể.

* Coi trọng ý kiến của khách hàng, đừng bao giờ nói họ lầm lẫn.

* Hãy để cho họ nói thoả thích những cái mà họ muốn nói.

5. Tôn trọng khách hàng

* “Tôi có thể giúp gì cho ông?” chứ không phải “ông muốn gì”.

* Luôn cười nói thật tâm chứ không đón khách bằng thái độ lạnh nhạt.

* Giải đáp đầy đủ thắc mắc, khiếu nại của họ chứ không phải làm lơ.

* Hãy luôn luôn phải giữ thể diện cho khách hàng.

* Không phân biệt đối xử với khách hàng.

6. Quan tâm thực sự đến khách hàng.

* Em/cháu…có thể giúp gì cho anh/chú…? Bạn muốn mang lại niềm vui cho khách hàng, chứ không phải bạn cho khách hàng một cái gì đó“
* Việc này đi nguợc lại chính sách của chúng tôi”. Khách hàng không muốn giao dịch với những người quan liêu, cứng nhắc, nên người phục vụ cần nhã nhặn tìm hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể. Hãy nhớ: “đừng để khách hàng thất vọng”.

* Đó không phải là công việc của tôi. Trong trường hợp này, nên nói: “Tôi biết người có thể giúp ông/bà giải quyết vấn đề này. Tôi sẽ giới thiệu ông/bà với người đó”.

* “Tôi chỉ làm việc ở đây thôi” Câu nói rập khuôn này tôi thường được nghe ở hầu hết các nhân viên phục vụ bàn sau khi món ăn đem ra không đúng yêu cầu. Bằng vài từ tồi tệ này, một nhân viên đã cho biết nõi đó không có lòng nhiệt tình, hăng hái, quan tâm tới khách và nhân viên không sẵn lòng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

* 81% khách hàng từ bỏ nếu họ cảm thấy rằng đối phương không có thiện chí giúp đỡ hoặc không chú ý đến nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Khách hàng muốn mua một chiếc xe tiêu tốn ít nhiên liệu và có kích cỡ nhỏ để tiện đi trong thành phố vốn đã rất chật chội, nhưng suốt buổi họ toàn được nghe người bán hàng “thao thao bất tuyệt” về những thế mạnh của chiếc xe cồng kềnh.

7. Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình.

* Hãy để tôi giúp bạn một tay. Dù chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay đơn giản là mở cửa giúp người đang mang hàng nặng trên tay thì một thông điệp rõ ràng đó là bạn sẵn sàng giúp đỡ họ và ấn tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách hàng. Và tất nhiên, nó sẽ khiến họ quay trở lại với bạn vào lần sau.

* Thông tin cho khách các dịch vụ khác mà khách quan tâm nếu bạn có thể.

8. Kiên định quan điểm

* Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình.

* Nhưng cũng không được phản bác quan điểm của người khác mà đề xuất các phương án giải quyết hợp lý.

9. Đừng thích tranh biện

* Cần bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện.

10. Hiểu rõ thông điệp của người nói

* Hãy nhớ rằng những gì người khác nói và những gì chúng ta nghe có thể hoàn toàn khác nhau! mọi sự chắt lọc, giả định, phê phán cũng như tin tưởng mang màu sắc cá nhân của chúng ta có thể sẽ bóp méo những gì chúng ta nghe được.

* Bạn nên gợi lại hoặc tổng hợp lại những gì người khác nói để chắc chắn mình đang hiểu được vấn đề. Hãy nhắc lại những gì bạn cho rằng mình đang nghe được và hỏi ‘Tôi có hiểu đúng bạn không nhỉ?’ Nếu bạn thấy mình bị động chạm bởi những gì người khác vừa nói thì hãy nói như vậy, sau đó hãy hỏi thêm để hiểu rõ vấn đề: ” Có thể tôi không hiểu đúng ý bạn và đã cảm thấy bị xúc phạm bởi điều bạn vừa nói. Tôi cho rằng những gì bạn vừa nói có nghĩa là XXX; có đúng ý bạn là như vậy không?”

11. Khuyên người khác

* Đừng đưa ra lời khuyên trừ phi người ta hỏi bạn. Điều này có thể sẽ rất khó thực hiện, nhất là khi chúng ta thấy rõ rằng ý tưởng của mình sẽ có lợi cho người đó.

* Thay vì nói ”Bạn nên làm thế này”, bạn nên sử dụng một số cách nói khác thể hiện rõ sự tôn trọng của mình, ví dụ như ”một cách khá khả thi là..” hoặc ” có một cách đã giúp tôi trong trường hợp tương tự như thế này là X. Nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp ích được cho bạn thì tôi rất vui lòng chia sẻ với bạn điều đó”.

13. Hãy cố hiểu người khác

* Bạn hãy tìm ra một điểm tương đồng thay vì chỉ chăm chăm vào sự khác biệt giữa bạn và người khác.

* Điều gì có thể khiến cả hai người cùng thích thú (ví dụ như việc gỡ rối một vấn đề nào đó)? Một cách để bắt đầu khám phá ra điểm tương đồng chính là việc chia sẻ các dự định thầm kín của mình- ví dụ như bạn có thể nói: “Dự định của tôi khi chia sẻ với bạn về điều này chính là để giúp bạn thành công trong dự án này”

Gây ấn tượng khi gặp đối tác

Bạn là người thường xuyên gặp gỡ các đối tác? Vậy bạn đã bao giờ nếm mùi thất bại? Nếu có hãy thử tìm hiểu xem mình còn thiếu sót điều gì nhé!

Là bộ mặt của công ty, bạn phải thể hiện thế nào để đối tác thấy được tác phong trong công việc của công ty mình. Nếu làm ẩu, bạn sẽ đánh mất tất cả những cố gắng của các nhân viên khác.

Để thiết lập được một mối quan hệ tốt trong làm ăn, trước tiên bạn phải biết cách gây ấn tượng với đối tác. Hãy học cách “bắt” đối tác phải nhớ tới mình ngay sau lần gặp đầu tiên.

Trước tiên, bạn nên nhớ, không chỉ chú ý gây ấn tượng khi gặp trực tiếp mà ngay cả khi giao tiếp qua e-mail, điện thoại, bạn cũng phải tìm cách ghi dấu ấn tốt với người bên kia.

Vậy thì hãy học nhanh một chút mẹo nhỏ để khỏi phải làm họ thất vọng.

1. Ăn mặc ấn tượng

Thật ra, ăn mặc ấn tượng luôn luôn có lợi ở mọi hoàn cảnh và điều đó càng có lợi hơn trong kinh doanh, giao tiếp làm ăn. Ấn tượng ở đây không có nghĩa là gây sốc. Bạn nên mặc làm sao để thể hiện sự nền nã, sang trọng, lịch sự nhưng vẫn toát lên được cá tính của mình. Điều quan trọng hơn cả là hãy diện một bộ đồ vừa vặn với mình, làm tôn lên vẻ đẹp cơ thể vì cái đẹp luôn gây ấn tượng tốt. Hơn nữa, khi bạn mặc đẹp, bạn chắc chắn được ghi thêm điểm ở sự tự tin.

Bạn cần chọn một bộ trang phục phù hợp với hoàn cảnh. Nếu bạn hẹn đối tác ở một bữa dạ tiệc, không nhất thiết cứ phải đóng bộ đồ văn phòng. Đừng quá cầu kỳ trong các chi tiết nhưng nên chú ý đến chất liệu vải và tuyệt đối không mặc đồ nhàu. Một bộ quần áo nhếch nhác khiến đối tác nghĩ công việc kinh doanh của bạn không tốt.

2. Nói năng rõ ràng

Không gì bực bội hay khó chịu hơn việc phải giao tiếp với một người mà không hiểu họ đang nói gì. Nói quá nhỏ, người đối diện phải căng tai ra và luôn luôn phải hỏi lại. Nói quá to thì tất nhiên là bất lịch sự. Cũng đừng nói quá nhanh hay quá ề à, gây ức chế cho người đang lắng nghe. Tóm lại, việc nói rõ ràng, dễ hiểu cũng không quá khó, chỉ cần bạn chú ý tập luyện một chút là được.

3. Thường xuyên sử dụng tên

Hãy dành ít phút để nghĩ xem gần đây bạn đã gặp những ai và ghi nhớ tên của họ. Chắc chắn bạn sẽ gây ngạc nhiên thích thú cho đối tác khi bạn gọi đúng tên họ giữa đám đông dù cả hai đã không liên lạc với nhau nhiều tháng rồi.

Nếu đối tác trùng tên với bạn thì chắc hẳn cuộc trao đổi công việc sẽ thân thiết hơn rất nhiều.

Hãy thường xuyên gọi tên của họ trong lúc nói chuyện, đồng thời tự xưng tên mình để tạo độ thân mật và “ghi” tên bạn vào bộ nhớ của họ. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không nhớ rõ lắm thì chớ gọi bừa. Không gì tệ hơn là gọi nhầm tên người đối diện.

Nếu trí nhớ của bạn không tốt, sau mỗi buổi gặp gỡ, hãy ghi tên người bạn vừa gặp vào một cuốn sổ kèm theo những thông tin liên quan (chức vụ, tên công ty, tính cách, vóc dáng…) rồi thỉnh thoảng giở ra xem lại.

4. Hóm hỉnh, hài hước

Hài hước luôn gây ấn tượng nếu được sử dụng khôn ngoan và đúng lúc. Một chút hóm hỉnh sẽ thay đổi chút không khí trang trọng buổi giao tiếp ban đầu. Nếu đối tác đang gặp phải tình huống khó xử hoặc vừa gây ra việc gì không hay, bạn có thể vận dụng khả năng hài hước của mình để gỡ rối giúp họ, họ sẽ rất cảm ơn bạn đấy.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nói đùa. Luôn luôn cợt nhả khiến bạn đánh mất sự nghiêm túc cần thiết. Đùa quá đà còn gây khó xử cho người khác. Vì vậy, trước khi đưa ra một câu nói đùa, hãy suy nghĩ cho kỹ hậu quả của nó.

5. Biết lắng nghe

Nói ít và nghe người khác nói, đó là cách để bạn thu thập thông tin và tôn trọng người khác. Tỏ ý lắng nghe người khác bằng cách gật đầu, thỉnh thoảng nói những câu như “tôi hiểu”, “vâng”, “vậy à”,… Bạn nên nhớ, ánh mắt vô cùng quan trọng. Nếu bạn thực hiện tất cả những hành động trên nhưng mắt lại nhìn đi chỗ khác thì sẽ gây hậu quả ngược, đối tác sẽ hiểu rằng bạn đang giả vờ lắng nghe thôi chứ thực ra bạn thấy câu chuyện của họ chán ngắt. Vì vậy, nếu bạn thực sự quan tâm đến họ, hãy chăm chú nhìn họ khi họ nói và thi thoảng có những câu bình luận thích hợp, thể hiện sự hiểu biết của mình.

6. Đặt người khác vào trung tâm của sự chú ý

Có lẽ điều quan trọng nhất khi muốn đánh dấu cho buổi “ra mắt” chính là tránh “lấn sân”. Hãy đặt người khác vào trung tâm của sự chú ý. Sai lầm tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải đó là đề cao mình hay coi trọng mình quá mức. Hãy tạm lánh mình sang một bên để tỏ ý tôn trọng đối tác.

Một số cách ứng xử khi giao tiếp

1. Thủ thuật “ném đá thăm đường”:

Có bạn trai tâm sự: Đến dự đám cưới một người bạn, tôi đă gặp một người con gái mà tôi thầm mơ ước, tôi rất muốn làm quen với người con gái ấy nhưng không biết phải bắt đầu như thế nào?

Có lẽ trước tiên nên bắt đầu vào đề từ cùng một hứng thú. Chẳng hạn có thể từ một bức tranh, một bản nhạc, một ca khúc mới được mọi người yêu thích, hay một bộ phim mới, một quyển sách mới, một mốt quần áo mới… những cái đối phương biết rơ và có phản ứng tích cực. Hoặc có thể từ một điểm chung nào đó về học tập, việc làm… Bắt đầu từ những câu chuyện không quan trọng lắm để làm mất đi sự căng thẳng và ngăn cách giữa hai người và qua đó bạn có thể hiểu thêm về người bạn mà ta muốn gần gũi (những sở thích, thói quen, cá tính…) có một sơ đồ giao tiếp sau đây:

a. Giai đoạn trước khi giao tiếp:

– Xác định mục đích, làm quen đối tượng và gây ấn tượng tốt

– Đánh giá đối tượng, hoàn cảnh:

+ Sở thích,thói quen, cá tính.

+ Thời gian, không gian cuộc gặp.

+ Có hay không có người giới thiệu.

– Lựa chọn phương án ứng xử:

+ Tìm cớ làm quen cho hợp lý, tế nhị.

+ Ngôn ngữ, cử chỉ dễ cảm mến.

+ Văn phong gần gũi, không quá trịnh trọng nhưng cũng không suồng să.

+ Tính trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để ứng xử nhanh.

b. Giai đoạn giao tiếp:

Nên:

– Phá bầu không khí xa lạ bằng việc hỏi han hoặc những câu nói đùa.

– T́m chủ đề chung, ít chạm đến quan điểm cá nhân.

– Nói ít về ḿnh. Chú ư quan sát cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của đối phương.

– Giới hạn cuộc giao tiếp trong phạm vi vừa đủ, dừng đúng lúc.

– Nêu ra những câu hỏi thăm ḍ, chủ động gợi chuyện.

– Tự tin.

Không nên:

– Vội vă đi vào vấn đề chính.

– Đặt những câu hỏi liên quan nhiều đến cá nhân.

– Nói nhiều về ḿnh, dốc bầu tâm sự, nói thẳng về ḿnh khi đối phương đặt những câu hỏi thăm ḍ.

– Chuyện lan man, kéo dài cuộc giao tiếp.

– Khích bác hoặc công kích nói xấu một ai đó.

– Rụt rè, lảng tránh, ấp úng.

2. T́nh huống cần đối đáp mềm mỏng, ý nghĩa sâu xa:

Dân gian có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau”.

Đối với nhiều ư kiến phê b́nh, phản đối của đối phương, không nên đáp lại bằng những lời nói hằn học, nặng nề mà nhiều khi nên dùng lời nói nhẹ nhàng nhưng chứa đựng những ư nghĩa sâu xa.

3. Tình huống phải chuyển bại thành thắng:

Trong cuộc sống đời thườnng nhiều khi ta bị đẩy vào t́nh huống bất lợi, có nguy cơ thất bại, lúc đó đ̣i hỏi phải b́nh tĩnh, suy nghĩ ngay đến những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra (chuẩn bị tâm thế sẵn sàng chấp nhận). T́m xem có cách ǵ để hạn chế mức thấp nhất những tác hại (ví dụ: điều ǵ đă đẩy ta vào t́nh thế bất lợi, có cách nào tạo được kế hoăn binh có vẻ ít liên quan, nhưng nếu được “địch thủ” sẵn sàng chấp nhận th́ chính điều có vẻ không liên quan đó có thể thay đổi t́nh thế…).

4. T́nh huống dùng hài hước:

“Khi bạn nổi cáu ta hãy đùa lại một câu” (Laphôngten).

Hài hước là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Đó là “chiếc van an toàn” cho mọi cuộc xung đột, là ch́a khóa để mở “cánh cửa ḷng”. Lời đối đáp khôn ngoan, thông minh, dùng ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều. Bởi thế khi kể một câu chuyện cười hoặc một lời đối đáp có nội dung, cách nói hài hước thường làm cho không khí vui nhộn, điều tiết được t́nh cảm, nhắc khéo người khác mà không làm họ bực ḿnh. Tất nhiên cũng không nên lạm dụng nó.

Quy luật phổ biến của truyện hài hước là mở đầu dẫn dắt và h́nh thành làm cho người ta nghi vấn. Người kể nên có ngữ điệu b́nh thường, sau đó tăng thêm t́nh tiết nghi hoặc và giải quyết bất ngờ.

5. T́nh huống phải đi thẳng vào vấn đề khi cần thiết:

Trong cuộc sống có trường hợp không thể quanh co, bóng gió, tế nhị mà phải bày tỏ quan điểm, thái độ của ḿnh một cách thẳng thắn, kiên quyết. Lúc đó phải diễn đạt vào thẳng nội dung chính của vấn đề để biểu hiện ý chí và ḷng tin ở bản thân. Đối với những vấn đề then chốt không nên tỏ ra quá cân nhắc, đắn đo làm cho người nghe cảm thấy thiếu tin tưởng, do dự. Tất nhiên để nói bằng cách này cần phải suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ càng.

6. T́nh huống nói ẩn ư bằng ngụ ngôn:

Trong giao tiếp khi cảm thấy khó thuyết phục người khác bằng lư lẽ trực tiếp hoặc cảm thấy dễ bị phản ứng, không tiện nói thẳng ra, th́ người ta thường dùng phương pháp ẩn ư bằng ngụ ngôn. Tức là chọn những câu chuyện ngụ ngôn có nội dung ẩn ư bên trong phù hợp với mục đích khuyên răn, thuyết phục của ḿnh để kể cho đối phương nghe.

Cái lợi của phương pháp này là người nghe phải suy nghĩ mới hiểu hết cái ẩn ư bên trong đó. Bản thân câu chuyện sẽ đưa ra những lời khuyên sâu sắc chứ không phải người kể chuyện, do đó không có lý do để nổi khùng, tự ái hoặc mặc cảm.

Tuy nhiên để dùng phương pháp này có hiệu quả, người dùng phương pháp này phải am hiểu câu chuyện phù hợp với tŕnh độ người nghe, nếu người nghe không hiểu ǵ cả, sẽ không có tác dụng.

7. T́nh huống phản bác khéo những yêu cầu vô lư ở người khác:

Cũng có lúc bạn gặp những người khăng khăng đưa ra cho bạn những đ̣i hỏi vô lư không thể thực hiện được. Trước những t́nh huống đó nhiều khi ta không thể bác bỏ thẳng thừng v́ chạm ḷng tự ái hoặc người không thỏa măn với ta rồi tiếp tục quấy rối nữa vá cách đó cũng chưa làm cho người tự nhận thấy được những đ̣i hỏi của họ là vô lư.

Vậy ta sẽ xử lư thế nào trong trường hợp đó? Tốt nhất là hăy thừa nhận đă, sau đó khéo léo chỉ ra sự vô lý hoặc điều không thể thực hiện được. Cũng có thể cảnh tỉnh người đó bằng việc chỉ ra những điều bất lợi, sự nguy hiểm nếu người đó cứ giữ nguyên ư kiến, nhắm mắt hành động. Chú ý ngôn ngữ không nên gay gắt nhưng tỏ ra cương quyết.

8. T́nh huống thừa nhận trước để chuyển hướng sau:

Nếu khi bạn không đồng ý với ý kiến của đối phương mà người đó lại là cấp trên, người lớn tuổi, cha mẹ… th́ bạn sẽ xử sự như thế nào? Việc thuyết phục để đối phương nghe theo ḿnh, có nghĩa là chấp nhận ư kiến của ḿnh cũng đ̣i hỏi phải có một nghệ thuật nhất định.

Bạn chớ phản đối và phê phán các ư kiến của đối phương. Bạn hăy tiếp thu ư kiến của họ, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể làm giảm được sự cứng nhắc của đối phương, khiến họ bằng ḷng nghe ư kiến của bạn. Song phải nắm vững nguyên tắc không được tỏ thái độ của ḿnh ngang bằng với đối phương để tiếp sau đó dùng lời mà chuyển hướng, thay đổi cách nh́n nhận của đối phương, làm họ bằng ḷng tiếp thu ư kiến của bạn.

9. Tình huống cần bạn đồng minh:

Khi tranh luận trước nhiều người cần thể hiện quan điểm, bạn nên chú ư đầy đủ đến thái độ của những người xung quanh, cần động viên được nhiều người nghe và ủng hộ quan điểm của ḿnh. Nếu người nghe ủng hộ ta, đồng t́nh với quan điểm của ta đang tŕnh bày, sẽ tạo thành một sức mạnh to lớn, một sức ép tinh thần làm đối phương không phản kích lại được.

Chẳng hạn khi đang xếp hàng có người chen ngang, bạn lợi dụng thái độ của số đông mọi người xung quanh để gạt người đó ra khỏi hàng là hợp lư nhất.

10. Tình huống không nhượng bộ khi mình có lý trong tranh luận:

Trong quan hệ giữa người với người, tranh luận là một điều hết sức b́nh thường và không thể tránh được. Không có tranh luận, điều phải trái không được phân định. Không thể coi tranh luận là một thói xấu mà hạn chế nó.

Song tranh luận có thể dẫn đến sự không thoải mái hoặc đôi khi xung đột. Tranh luận có phương pháp sẽ đem lại kết quả tốt là điều chúng ta cần chú ý học hỏi.

Một là, khi tranh luận nên có thái độ thật công bằng, đừng làm tổn thương đến ḷng tự ái của người kia. Sự phê phán, b́nh phẩm người khác không thể quá một giới hạn nhất định, nếu không có thể làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có.

Hai là, giọng nói phải mền mỏng, thật ḷng. Trong tranh luận phải tỏ ra tôn trọng nhau, làm sao cho người cùng tranh luận tin rằng tranh luận thật là có ích. Trong tranh luận nhiều khi người thắng không hẳn đă là nhiều lư lẽ biết hùng biện, mà có thể là người có thái độ đúng mực và chân thực nhất.

Ba là, tranh luận phải có mục đích rơ ràng. Tranh luận nên xoay quanh những điều cần giải quyết.

11. Tình huống cần thuyết phục bằng hành động:

“Mọi lư thuyết đều màu xám
C̣n cây đời măi măi xanh tươi”
(Gơt)

Trong giao tiếp, khi cảm thấy khó thuyết phục người khác nghe ư kiến của ḿnh bằng lời nói, bạn có thể dùng hành động để thuyết phục. Thuyết phục bằng hành động thường hiệu quả lớn nhất. Thông qua việc làm, hành động cụ thể, ta có thể làm cho đối phương thay đổi cách nghĩ, t́nh cảm, thái độ, chấp nhận ý kiến của ta.

Bạn là một cán bộ phong trào thanh niên. Bạn muốn tổ chức các hoạt động văn hóa thể dục thể thao thanh niên nhưng các cấp lănh đạo ở địa phương chưa tin tưởng vào khả năng của bạn, chưa tạo điều kiện mọi mặt để bạn làm việc. Bạn đừng nản chí và cũng đừng dùng lời nói để thuyết phục. Hăy cố gắng tạo ra một vài việc làm cụ thể có hiệu quả. Từ sự thành công đă đạt được, tận dụng thời điểm gây hưng phấn cao rồi đưa ra những kiến giải hợp lý với các cấp lănh đạo.

Như vậy, mục đích và kết quả hoạt động đạt được và mối quan hệ ảnh hưởng của bạn phát triển tốt hơn.

Khi vận dụng phương pháp này bạn cần lưu ý:

– Mục đích hoạt động phải rơ ràng, không vụ lợi.

– Có kế hoạch hành động chi tiết, tính đến các điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sự thành công, bước đầu tiên tránh thất bại.

– Tạo dư luận ủng hộ để gây sức ép hoặc quy tụ sức mạnh.

– Làm thử để chứng minh, rút kinh nghiệm.

– Tạo quan hệ gần gũi tin cẩn.

Nếu ở vào t́nh huống các bậc “hụ huynh” của người yêu bạn c̣n chưa tin tưởng và chấp nhận cho bạn yêu con của họ, th́ bạn cũng có thể dùng phương pháp này để đạt mục đích.

Cởi mở là bí quyết để giao tiếp thành công

Kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cả cuộc sống ngày thường lẫn trong công việc. Bạn phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp như thế nào?

Để giao tiếp tốt trước hết bạn cần phải cởi mở. Nếu bạn luôn giữ một vẻ ngoài khó gần thì chắc chắn sẽ chẳng có nhiều người muốn tiếp xúc với bạn và do đó bạn sẽ không có nhiều cơ hội để giao tiếp.

Đi kèm với sự cởi mở là một vẻ ngoài thật thân thiện. Khi bạn đến bắt chuyện hay chuẩn bị nói chuyện với ai tốt nhất nên giữ một nụ cười luôn nở trên môi hoặc một ánh mắt chia sẻ chân thành (trong trường hợp không thích hợp để cười). Người đối diện sẽ cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái và tin cậy khi nói chuyện với bạn. Nụ cười sẽ làm cho những căng thẳng trong công việc tiêu tan đi hết.

Chia sẻ là một hành động có thể gắn kết con người lại với nhau rất nhanh. Hãy chia sẻ với họ những kiến thức, kinh nghiệm bạn đã học được trong cách giải quyết vấn đề, trong lĩnh vực chuyên môn của bạn. Đến lượt họ khi cảm thấy tin tưởng bạn cũng sẽ chia sẻ những hiểu biết của họ cho bạn. Như vậy cùng một lúc bạn vừa thu được kiến thức lại vừa có thêm những người bạn.

Giao tiếp tốt không có nghĩa là bạn cứ thao thao bất tuyệt không để cho người khác kịp nói lời nào. Lắng nghe cũng là một trong những kỹ năng giao tiếp rất quan trọng. Trong công việc, nếu bạn không lắng nghe thì làm sao bạn nắm được những yêu cầu của sếp, đồng nghiệp và khách hàng để thực hiện?