Thành công qua cách bắt tay

Qua cách bắt tay bạn có thể để lại cho người tiếp xúc những ấn tượng sâu sắc. Một cái bắt tay hoàn hảo chính là chìa khóa để dẫn tới thành công do vậy hãy giành một chút thời gian để ghi nhớ các kĩ năng cần thiết.

Cách đứng và bắt tay

Một cái bắt tay thường được thực hiện khi đang đứng ở vị trí đối diện trừ trường hợp đối tác của bạn cũng đang ngồi. Đứng dậy chính là biểu hiện bạn tôn trọng đối tác cũng như đang tôn trọng chính bản thân mình. Nếu bạn đang ngồi hãy đứng dậy khi cái bắt tay sắp diễn ra. Sau đó thực hiện bắt tay theo đúng các bước hướng dẫn dưới đây. Bạn chỉ được ngồi xuống khi đối tác đã đi khỏi hay ngồi xuống cùng bạn.

Các bước thực hiện một cái bắt tay thành công

– Hãy đặt một chân ở phía trước đối tác và lấy đó làm điểm tựa để vươn nhẹ về phía trước.

– Nhìn vào mắt người đối diện và nở một nụ cười trong khi đưa tay ra. Quan trọng là bạn hãy cố gắng tránh nhìn vào tay bởi chúng biết cách làm thế nào để tìm thấy nhau mà không cần sự trợ giúp của đôi mắt (các đấng mày râu nên nhớ không bao giờ nhìn xuống tay phụ nữ trong khi bắt tay vì điều đó có thể gây hiểu lầm rằng bạn đang nhìn vào phần ngực của cô ấy và sẽ khiến họ không thoải mái, và chắc chắn bạn sẽ khó giao dịch thành công trong vụ kinh doanh này).

– Lòng bàn tay nên có sự tiếp xúc hoàn toàn trong khi các ngón tay siết chặt vừa đủ.

– Rung tay khoảng ba đến bốn lần trong khi mắt nhìn vào đối tác.

– Thực hiện một cuộc trò chuyện nhỏ cho đến khi hai tay tách rời một cách tự nhiên.

Đảm bảo rằng

– Tay bạn sạch và khô ráo

– Bàn tay mềm mại (sử dụng kem dưỡng da nếu cần thiết)

– Móng tay được cắt sửa cẩn thận

– Ngón tay được xòe rộng tự nhiên.

– Hơi thở thơm tho.

– Hàm răng phải sạch sẽ, và không có bất cứ mảng bám thức ăn nào.

Bắt tay trong buổi phỏng vấn xin việc

Ấn tượng mà bạn muốn để lại qua cái bắt tay trong buổi phỏng vấn đó là sự chuyên nghiệp, chân thành và tự tin. Hãy học cách bắt tay khi bắt đầu và kết thúc buổi phỏng vấn.

Cái bắt tay của bạn có thể bắt đầu với câu như “Xin chào bà X, tôi là Jane Smith và tôi rất hân hạnh được gặp bà. Tôi rất hy vọng được học hỏi nhiều hơn từ bà và từ công ty”. Khi bắt tay để kết thúc buổi phỏng vấn bạn nên nói “Bà X, tôi rất vui khi được nói chuyện cùng bà và được hiểu thêm về công việc này. Tôi hy vọng những gì bà cảm nhận về tôi sẽ giúp bà quyết định tôi có phải là người phù hợp với vị trí công việc này hay không”.

Luôn ghi nhớ để tăng hiệu quả cho những gì bạn nói bạn hãy luôn giữ liên lạc qua ánh mắt và nở một nụ cười ầm áp trên môi. Đừng bao giờ bỏ qua cái bắt tay khi mở đầu và kết thúc buổi phỏng vấn bởi vì chúng chính là một trong những dấu ấn vô cùng quan trọng trong buổi phỏng vấn.

Bây giờ bạn đừng do dự hãy đứng dậy tìm người gần nhất với bạn và bắt đầu thực hành một cái bắt tay thắng lợi. Bạn sẽ nhận thấy một cái bắt tay hoàn hảo sẽ để lại ần tượng tốt đẹp và rất đáng ghi nhớ…chắc chắn sẽ đem lại những thành công bất ngờ cho bạn.

Nguồn Dân Trí

Kiến thức cơ bản về Giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ

* Giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm từ 55-65%

* Giao tiếp ngôn ngữ chỉ chiếm khoảng 7%

* Sự kết hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ chiếm khoảng 38%

1. Đặc điểm của giao tiếp phi ngôn ngữ

* Giao tiếp phi ngôn ngữ luôn có giá trị giao tiếp cao

* Hành vi phi ngôn ngữ mang tính mơ hồ

* Giao tiếp phi ngôn ngữ chủ yếu biểu lộ thái độ

* Phần lớn hành vi phi ngôn ngữ phụ thuộc vào văn hóa

2. Các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ

* Giọng nói

* Diện mạo

* Nụ cười

* Nét mặt và ánh mắt

* Điệu bộ và cử chỉ

* Khoảng cách và không gian

* Thời gian

* Cơ sở vật chất

Giọng nói:

* Độ cao thấp

* Nhấn giọng

* Âm lượng

* Phát âm

* Từ đệm

* Nhịp điệu (trôi chảy-nhát gừng)

* Cường độ (to-nhỏ)

* Tốc độ (nhanh-chậm)

3. Phối hợp giao tiếp ngôn ngữ – phi ngôn ngữ:

* Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, mà thường bổ sung cho nhau.

* Giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ phối hợp với nhau tạo ra hiện quả cao nhất.

* Khi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ trái ngược nhau => điều gì quyết định ý nghĩa của thông điệp?

Đưa danh thiếp thế nào cho đúng cách?

Đừng vội nghĩ đưa danh thiếp là chuyện đơn giản và nhỏ nhặt. Có những điều bạn cần để tâm khi trao cho đối tác hoặc khách hàng tấm danh thiếp của bạn.

Trong lần đầu tiên gặp mặt đối tác, việc đầu tiên bạn nên làm là hỏi thăm họ một cách thân thiện, đồng thời nêu rõ tên công ty mình, sau đó đưa danh thiếp của mình cho đối tác. Việc đầu tiên phải nhớ, danh thiếp có thể để trong túi áo comple nhưng không được đút trong túi quần và lôi ra, vì đó là một hành động không lịch sự.

Khi trao danh thiếp cho đối tác tốt nhất nên dùng tay trái, mặt chính của danh thiếp nên hướng lên phía trên, hướng đặt danh thiếp nên để phần họ tên thuận theo hướng nhìn của người nhận, giúp họ dễ dàng đọc được tên trên danh thiếp.

Khi đưa danh thiếp cho người đối diện, bạn nên mỉm cười, ánh mắt nhìn tập trung vào họ, nên dùng ngón tay cái kết hợp với ngón tay trỏ cầm góc trên của danh thiếp, và trao danh thiếp cho người đối diện.

Nếu bạn đang ở tư thế ngồi thì bạn nên đứng dậy để đưa danh thiếp hoặc hơi cúi người về phía trước khi đưa, khi trao danh thiếp nên nói vài câu như: “Tôi là X, đây là danh thiếp của tôi” hoặc giả dụ: “xin gửi ngài danh thiếp của tôi”.

Khi trao danh thiếp bạn nên chú ý: Người có chức vụ thấp hơn nên trao danh thiếp cho người có chức vụ cao hơn trước; người nam nên trao danh thiếp ra trước cho người nữ. Khi bạn tiếp xúc một lúc với nhiều người, bạn nên trao danh thiếp cho người có chức vụ cao nhất và người nhiều tuổi nhất. Nếu trong trường hợp bạn không thể phân biệt được tuổi tác và chức vụ của họ thì bạn nên trao danh thiếp cho những người ở phía bên trái bạn.

Khi bạn nhận danh thiếp do người khác đưa, bạn nên đứng dậy, mỉm cười, kết hợp giữa ngón cái và ngón trỏ nhận danh thiếp, nên cầm vào hai góc bên dưới của danh thiếp, đồng thời nói câu “Cảm ơn”, “Rất vinh hạnh khi nhận được danh thiếp của ngài (bà)”…Sau khi nhận xong danh thiếp không nên vứt lung tung.

Nếu như cuộc hẹn đã được sắp đặt từ trước, thì bản thân người đó đã có hiểu biết nhất định về bạn, hoặc có người đã giới thiệu bạn cho họ, vì vậy bạn có thể chào hỏi họ và đi trực tiếp vào nội dung công việc. Trong quá trình tiếp xúc và nói chuyện hoặc khi bạn sắp đứng dậy chào họ ra về, bạn mới rút danh thiếp ra đưa cho đối phương. Điều này giúp họ có ấn tượng sâu sắc hơn về bạn, đồng thời thể hiện cho họ thấy rằng bạn rất có thành ý muốn duy trì tiếp mối liên hệ lâu dài với họ.

Khi bạn phải đi công tác đến một vùng hoàn toàn mới, trên danh thiếp nên ghi lại tên khách sạn mà bạn đang nghỉ, số điện thoại liên lạc bạn đang sử dụng lúc đó, khi đối phương gửi danh thiếp của họ cho bạn, bạn nên lấy tay trái đón nhận danh thiếp của họ. Nhưng đồng thời lúc đó tay phải cũng phải giơ ra, dùng hai tay cầm danh thiếp.

Sau khi đã nhận xong danh thiếp của đối phương, bạn nên gật đầu biểu hiện thay lời cảm tạ, không nên cất ngay danh thiếp đi, cũng không nên nghịch danh thiếp một cách tuỳ ý, hoặc vứt lung tung. Ngược lại sau khi nhận xong danh thiếp bạn nên đọc qua một lượt một cách cẩn thận, cần chú ý các mục ghi trên danh thiếp như: họ tên của người trao danh thiếp, chức vụ, tên chức vụ; đồng thời, đọc danh thiếp nhưng không phát ra tiếng, thể hiện cho họ biết thái độ coi trọng của bạn dành cho họ.

Trong quá trình đọc danh thiếp nếu bạn chưa xác định rõ được cách xưng hô tên họ của họ thì có thể hỏi lại đối phương, sau đó đút danh thiếp vào trong túi áo hoặc túi xách tay, sổ kẹp danh thiếp…của bạn.

Khi đối phương trao danh thiếp của họ cho bạn, nếu bạn không mang danh thiếp hoặc chưa có danh thiếp thì đầu tiên bạn phải tỏ ý xin lỗi họ, sau đó nói ra lý do thực của bạn.

Ngoài việc sử dụng danh thiếp trong các buổi đàm phán và gặp gỡ trực tiếp, danh thiếp còn có rất nhiều những tác dụng linh động khác.

– Khi đi thăm hỏi đối tác, khi đó người bạn cần gặp lại không có nhà, bạn có thể lưu danh thiếp của mình lại, khi họ về nhìn thấy danh thiếp của bạn, họ có thể biết được rằng bạn đã đến.

– Để kèm danh thiếp có ghi rõ địa điểm và thời gian theo thư rồi gửi đi có thể thay một lời mời chính thức, và nó sẽ quy củ và có tác dụng lớn hơn rất nhiều so với việc bạn nói bằng miệng hoặc gọi điện thoại mời họ tham dự.

– Nếu như bạn muốn gửi một món quà nhỏ cho đối tác, nhưng không thể đưa trực tiếp mà cần phải gửi qua một người khác, thì nên để kèm danh thiếp lưu tên họ của bạn trong gói quà.

Ngọc Anh-lanhdao.net
Theo witroad

Bốn kỹ năng giới thiệu sản phẩm

Chất lượng của việc giới thiệu sản phẩm thường xác định liệu một khách hàng tiềm năng sẽ mua hàng của bạn hay mua hàng của một trong các đối thủ cạnh tranh của bạn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc bày hàng thường thiếu sức lôi cuốn và ít khi đủ sức thuyết phục để tạo động lực thôi thúc khách hàng đi đến quyết định mua hàng. Dưới đây là 4 chiến lược giúp bạn tạo ra cách bày hàng có sức hấp dẫn mà khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
1. Giới thiệu hàng phù hợp với khách hàng tiềm năng của bạn
Một trong những lỗi phổ biến nhất mà mọi người hay mắc phải là khi bàn bạc về sản phẩm/dịch vụ đưa ra giới thiệu chung. Họ thường đưa ra những thông điệp chung như nhau trong những lần giới thiệu và hy vọng rằng nội dung nào đó sẽ tạo sức hút đối với khách hàng tiềm năng.
Việc bàn bạc lựa chọn sản phẩm giới thiệu phải phù hợp với từng người; thay đổi để đưa ra những điểm đặc thù và độc đáo với những khách hàng cụ thể.

2. Tạo ra mối liên hệ giữa sản phẩm/dịch vụ của bạn với khách hàng tiềm năng
Trước khi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho một khách hàng tiềm năng, bạn cần lựa chọn và chuẩn bị mẫu sản phẩm. Nên nhớ xác định và khuếch trương những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm, chứ không phải là những đặc điểm của sản phẩm. Cho khách hàng biết rõ cái mà họ sẽ được hưởng khi sử dụng sản phẩm của bạn.
3. Đi vào trọng tâm
Trong thời buổi các doanh nhân quá bận rộn nên khó chấp nhận nghe những lời giới thiệu dài dòng. Cần xác định rõ đâu là những điểm then chốt cần cho khách hàng biết.

4. Tạo sự sống động
Đa số những giới thiệu sản phẩm tỏ ra nhàm chán và thiếu trí tưởng tượng. Nếu bạn thật sự muốn nổi trội trong vô số sản phẩm được giới thiệu, hãy cố cách giới thiệu sản phẩm một cách lôi cuốn và đầy sinh lực. Sử dụng giọng nói hiệu quả hơn với những âm điệu uyển chuyển. Lỗi chung khi giới thiệu sản phẩm là sử dụng giọng nói rất giống nhau đối với mọi sản phẩm và giọng điệu đều đều, không thu hút được sự chú ý.

Use First Impressions as Sales Tools

This week we’re discussing opening remarks.  (CLICK here to vote on your favorite!) Amazingly, many people still believe that it’s best to start a sales presentation exactly like every other business presentation — with a personal introduction, a summary of the presentation, or a funny story. I think that’s nuts.

Regular business presentations take place among people who generally know each other and either have worked together for years or will be working together for years.  The purpose of such presentations is generally to provide information, come to agreement on operational issues, etc.  As such, it makes perfect sense to use the standard “here’s why we’re here” or “hi, I’m Joe from accounting” openings.

Sales presentations are DIFFERENT.  A sales presentation is intended to lead to a sale and, in most cases, it will be the first time that the decision-makers will meet you.  The sales presentation is when you’re making your FIRST IMPRESSION on the people who are going to make the decision to buy.  Why in God’s name would you want to waste that FIRST IMPRESSION on something that doesn’t drive the sale forward?

Let’s suppose you begin by introducing yourself.  Fine.  Even if you’ve got the best personality in the world, you’ve used your first impression up by asking the customer to absorb some (possibly irrelevant) information. They must now figure out a long series of connections about who you are and how that ties to what you’re selling and how that is associated with what they think they might want to buy, which may not be what you’re selling, etc. etc.

By contrast, going for a gut reaction in the first 10 seconds will cause them to forever associate you, your face and your presentation with a compelling need to buy.  Tying your first impression to a memorable, relevant statistic — one that leads towards buying your product — keeps that association focused on the eventual goal of the relationship.

From then on, when they see your face, or hear your name, they’ll be reminded of the compelling reason that they need to buy.  That’s exactly what you want.

In other words, use first impressions as sales tools.

Go for the hearts and minds in one swift strike with an emotion-laden, relevant statistic.

Introduce yourself AFTER you’ve made a first impression that they’ll remember all the way to signing the bottom line.